Chương 1 Nghị định 178/2013/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 178/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2013 |
Ngày công báo: | 05/12/2013 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/10/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức phạt vi phạm về phụ gia thực phẩm
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Theo đó, mức phạt tăng nặng đối với những hành vi vi phạm về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (gọi chung là phụ gia thực phẩm) trong sản xuất, chế biến thực phẩm, cụ thể:
- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng;
- Phạt tiền từ 40 - 50 tiệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Mức phạt hiện hành đối với các hành vi trên chỉ từ 15 – 25 triệu đồng.
Ngoài ra, hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm có chứa chất độc hại sẽ bị phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng (quy định hiện nay từ 20 – 40 triệu đồng).
Nghị định này có hiệu lực ngày 31/12/2013, thay thế Nghị định 91/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu;
d) Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thú y, thủy sản, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, lao động và các lĩnh vực khác thì được xử phạt vi phạm hành chính theo các Nghị định đó.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;
c) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định;
d) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;
đ) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất của khung tiền phạt theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 5; Khoản 6 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; Điểm d và Điểm đ Khoản 5, các điểm b, c và d Khoản 6 Điều 16; Khoản 4 Điều 26 Nghị định này mà vẫn còn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân vi phạm) hoặc thấp hơn 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với tổ chức vi phạm) thì mức phạt được áp dụng bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với cá nhân hoặc 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides for acts of administrative violations, sanctioning forms and levels, remedial measures, the authority to make minutes of administrative violations and authority to sanction administrative violations on food safety.
2. Administrative violations on food safety regulated in this Decree include:
a) Violations of regulations on conditions for safety assurance for food products;
b) Violations of regulations on the conditions for food safety assurance during the food production and trading;
c) Violations of regulations on safety conditions for imported and exported food;
d) Violations of regulations on information, education, communications about food safety; testing food; analyzing risks, prevention and remedy of food safety incidents; tracing the origins, recall and disposal of unsafe food.
3. Other acts of administrative violations related to food safety which are regulated in Decrees on sanctioning administrative violations on veterinary, fishery, standards, measurement and quality, commerce, culture, sport, tourism and advertisement, labor and other sectors shall be sanctioned administratively according to those respective Decrees.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese individuals and organizations; foreign individuals and organizations committing acts of administrative violations on food safety on Vietnam’s territory.
2. Persons competent to make minutes, to sanction administrative violations and other relevant individuals and organizations.
Article 3. Sanctioning forms and remedial measures
1. For each acts of administrative violations on food safety, the infringing individuals and organizations must suffer one of forms of principal sanction including caution or fine.
2. Depending on nature and extent of violations, individuals and organizations committing administrative violations on safety food may be applied one or many forms of additional principal sanction as follows:
a) Deprivation of the right to use certificate of facility eligible for food safety for a defined time or suspension of operation for a defined time;
b) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations on food safety.
3. Apart from forms of the principal sanction, additional sanction, organizations and individuals that commit administrative violations may also be applied one or some of remedial measures specified in points d, dd, e, g and h Clause 1 Article 28 of Law on handling of administrative violations and the following remedial measures:
a) Forcible examination on veterinary hygiene for products of terrestrial animals which have not yet checked veterinary hygiene before being produced or processed into food;
b) Forcible change of use purpose for the infringed goods;
c) Forcibly cancelling the testing result which is performed from food samples which are fraudulently exchanged or to forged, or reports of testing result which are issued in contravention with regulations;
d) Forcible destruction of the forged papers;
dd) Forcible payment for all costs to handle food poisoning, cost for medical examination and treatment for persons suffer food poisoning in cases of occurring food poisoning.
Article 4. Provisions on fine levels, competence to sanction for individuals and organizations
1. The maximum fine level imposed for each act of administrative violation on food safety shall be VND 100,000,000 applicable to individuals and VND 200,000,000 applicable to organizations, except for case defined in Clause 2 of this Article.
2. If after applying the maximum fine level of the fine bracket as prescribed at Clauses 4, 5 and 6 Article 5, Clause 6 Article 6; Clause 3 Article 7; point d and point dd Clause 5, points b, c and d Clause 6 Article 16; Clause 4 Article 26 of this Decree, it is still fewer than 3.5 times of total food value infringed (for the infringing individuals) or fewer than 07 times of total food value infringed (for the infringing organizations), it is permitted to apply the fine level which will be equal to 3.5 times of total food value infringed at time of violation for individuals or 07 times of total food value infringed at time of violation for organizations.
3. The fine levels defined in Chapter 2 of this Decree are fine levels applicable to individuals. The fine level for a same administrative violation committed by an organization shall be equal to twice of the fine level imposed for an individual.
4. The authority to sanction by fines of titles defined in Chapter 3 of this Decree is authority applied to one act of administrative violation committed by individuals. In case of fine, the authority to fine on organizations shall be equal to twice authority to sanction on individuals.