Chương II Luật an toàn thực phẩm 2010: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 55/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy;
d) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
e) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;
b) Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
c) Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
d) Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;
đ) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy
cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm;
e) Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
g) Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
h) Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;
i) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
b) Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
c) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
d) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
đ) Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
e) Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
g) Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
h) Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy
cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
2. Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN ASSURING FOOD SAFETY
Article 7. Rights and obligations of food producers
1. Food producers have the following rights:
a/ To decide on and announce standards of products they produce and supply; to decide on application of internal control measures to assure food safety;
b/ To request food traders to cooperate in recalling and disposing of unsafe food;
c/ To select conformity assessment organizations and testing establishments already designated to certify regulation conformity;
d/ To use standard conformity stamps and regulation conformity stamps and other marks for their products under law;
e/ To lodge complaints and denunciations and file lawsuits under law;
f/ To get compensations for damage under law.
2. Food producers have the following obligations:
a/ To comply with conditions for food safety assurance, assure food safety in the process of production, and take responsibility for the safety of food they produce;
b/ To comply with the Government's regulations on fortification of micronutrients the deficiency of which will affect community health;
c/ To provide adequate and accurate information on products on their labels and packages or in documents accompanying food under the law on goods labeling;
d/ To establish a self-inspection process in the course of food production:
e/ To provide truthful information on food safety: to give timely, adequate and accurate warnings about the risk of food to become unsafe and provide preventive methods for sellers and consumers; to notify requirements on the transportation, storage, preservation and use of food:
f/ To promptly suspend food production, notify concerned parties of and take consequence remedies upon detecting unsafe food or food unconformable with announced standards or relevant technical regulations:
g/ To keep dossiers, food samples and necessary information under regulations on tracing of food origin; to comply with regulations on tracing of origins of unsafe foods under Article 54 of this Law;
h/ To recall and dispose of food which has passed their shelf life or are unsafe. In case foods are to be destroyed, the food destruction must comply with the law on environmental protection and other relevant laws and food producers shall bear all expenses for destruction;
i/ To comply with law as well as. inspection or examination decisions of competent state agencies;
j/ To pay sampling and testing expenses as prescribed in Article 48 of this Law;
k/ To pay compensations under law for damage caused by unsafe food they produce.
Article 8. Rights and obligations of food traders
1. Foods traders have the following rights:
a/ To decide on internal control measures to maintain food quality, hygiene and safety;
b/ To request food producers and importers to cooperate in recalling and disposing of unsafe food:
c/ To select testing establishments to inspect food safety; to select testing establishments already designated for certification of regulation conformity for imported food;
d/ To lodge complaints and denunciations and file lawsuits under law;
e/ To get compensations for damage under law.
2. Foods traders have the following obligations:
a/ To comply with conditions for food safety assurance in the course of trading and take responsibility for the safety of food they trade in;
b/ To inspect food origins and labels and documents related to food safety; to keep dossiers on food; to comply with regulations on tracing of origins of unsafe food under Article 54 of this Law;
c/ To supply truthful information of food safety; to notify consumers of safety assurance conditions in the course of food transportation, storage, preservation and use:
d/ To promptly provide information on risks of food to become unsafe and methods of risk prevention to consumers upon receiving warnings of food producers or importers;
e/ To promptly suspend their trading operation and inform food producers or importers and consumers of unsafe food upon detecting such food:
f/ To promptly report to a competent agency on a food poisoning or a disease borne by foods they trade in and promptly remedy its consequences upon detecting it;
g/ To cooperate with food producers and importers and competent state agencies in investigating food poisoning cases in order to remedy consequences, recall or dispose of unsafe food;
h/ To comply with law as well as inspection or examination decisions of competent state agencies;
i/ To pay food sampling and testing expenses as specified in Article 48 of this Law;
j/ To pay compensations under law for damage caused by unsafe food they trade in.
Article 9. Rights and obligations of food consumers
1. Food consumers have the following rights:
a/ To be provided with truthful information on food safety, and appropriate instructions for food use. transportation, storage, preservation, selection and use; to be informed of risks of food to become unsafe and methods of risk prevention upon receiving warnings;
b/ To request food producers and traders to protect their interests under law;
c/ To request consumer interest protection organizations to protect their lawful rights and interests under the law on consumer interest protection:
d/To lodge complaints and denunciations and file lawsuits under law;
e/ To get compensations under law for their damage caused by consumption of unsafe food.
2. Food consumers have the following obligations:
a/ To fully comply with regulations and guidance of food producers and traders on food safety in transportation, storage, preservation and use:
b/ To promptly provide information on risks of food to become unsafe upon detecting these risks, and report food poisonings and food-home diseases to the nearest People's Committee, medical examination and treatment establishments, competent state agencies and food producers and traders:
c/ To comply with the law on environmental protection in the course of food consumption.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp