Chương IX Luật an toàn thực phẩm 2010: Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 55/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.
2. Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, kịp thời, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
c) Phù hợp với từng loại đối tượng được tuyên truyền.
1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.
3. Thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau đây:
a) Người tiêu dùng thực phẩm;
b) Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
5. Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan hữu quan cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về an toàn thực phẩm; kịp thời phản hồi thông tin không đúng sự thật về an toàn thực phẩm.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm, lồng ghép chương trình thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm với các chương trình thông tin, truyền thông khác.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung giáo dục an toàn thực phẩm kết hợp với các nội dung giáo dục khác.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
7. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
INFORMATION, EDUCATION AND COMMUNICATION ON FOOD SAFETY
Article 56. Purposes and requirements of information, education and communication on food safety
1. Information, education and communication on food safety aims to raise public awareness about food safety, and change backward behaviors, customs and practices in production, trading and living which cause food unsafely, contributing to protecting human health and life; and about business ethics and responsibility of food producers and traders towards consumer health and life.
2. Information, education and communication on food safety must be:
a/ Accurate, prompt, explicit, simple and practical;
b/ Suitable to the nation's traditions, culture and identity, religions, social ethics, beliefs, customs and practices;
c/ Suitable to each category of targeted subjects.
Article 57. Contents of information, education and communication on food safety
1. Providing, propagating and disseminating knowledge and law on food safety.
2. Providing information on causes and ways of identifying food poisoning risks, food-borne diseases and measures to prevent and remedy food safety incidents.
3. Providing information on exemplary models of safe food production or trading; recall of unsafe foods, and handling of establishments that seriously violate the law on food safety.
Article 58. Entities eligible to access information, education and communication on food safety
1. All organizations and individuals have the right to access information, education and communication on food safety.
2. Priority will be given to the following entities in accessing information, education and communication on food safety:
a/ Food consumers;
b/ Managers and executive officers of food production or trading establishments; food producers and traders;
c/ Fresh and raw food producers and traders and small-scale food producers and traders; inhabitants in extreme socio-economic difficulty-hit areas.
Article 59. Forms of information, education and communication on food safety
1. Through competent state agencies in charge of food safety.
2. In the mass media.
3. Integration in teaching and learning activities at educational institutions of the national education system.
4. Through cultural and community activities and activities of mass organizations and social organizations, and other forms of public cultural activities.
5. Through food safety-related inquiry points at line ministries.
Article 60. Responsibilities in information, education and communication on food safety
1. Agencies, organizations and units shall, within the ambit of their tasks and powers, conduct information, education and communication on food safety.
2. The Minister of Health, line ministers and heads of concerned ministerial-level agencies shall direct concerned agencies in providing accurate and scientific information on food safety; and promptly give responses to untruthful information on food safety.
3. The Minister of Information and Communications shall direct mass media agencies in regularly providing information and communication on food safety and integrating programs on information and communication on food safety into other information and communication programs.
4. The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Health, line ministers and heads of concerned ministerial-level agencies in. combining education about food safety with other educational contents.
5. People's Committees at all levels shall organize the provision of information, education and communication on food safety to local people.
6. Mass media agencies shall prioritize in terms of schedule and length of broadcasts to provide information, education and communication on food safety on radios and televisions: and reserve appropriate spaces for articles and broadcasts on food safety in printed newspapers, televisions or online newspapers under regulations of the Minister of Information and Communications. Information, education and communication on food safety in the mass media is free of charge, unless it is provided under separate contracts with programs or projects or financed by domestic or foreign organizations or individuals.
7. The Vietnam Fatherland Front, mass organizations and social organizations shall, within the ambit of their responsibilities, conduct the work of information, education and communication on food safety.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công thương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp