Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 22 (mới 2023 + Bài Tập): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 22.

1 3,338 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

1. Những chuyển biến về kinh tế

a. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

- Năm 1897, sau khi cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

- Thời gian: 1897 – 1914.

- Chính sách khai thác:

* Kinh tế:

+ Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Công nghiệp: tập trung vào việc khai mỏ; mở mang một số ngành công nghiệp.

+ Độc chiếm thị trường Việt Nam.

+ Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho cuộc khai thác và mục đích quân sự.

*  Chính trị: chia Việt Nam thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau.

* Văn hóa: thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, cổ súy cho các hủ tục, tệ nạn xã hội.

Lý thuyết Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

b. Chuyển biến về kinh tế

- Tác động tiêu cực:

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

+ Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

- Tác động tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu được du nhập vào Việt Nam, đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực.

Lý thuyết Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

2. Những chuyển biến về xã hội

- Đời sống nhân dân lao động ngày càng đói khổ, cùng cực.

- Các giai cấp cũ bị phân hóa:

+ Địa chủ phong kiến phân hóa thành 2 bộ phận: đại địa chủ và Trung – tiểu địa chủ.

+ Nông dân bị bóc lột nặng nề.

Lý thuyết Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp Công nhân.

Lý thuyết Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ Tầng lớp Tư sản.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công.

B. Nông dân.

C. Tiểu thương.

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với nông dân.

Câu 2. Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Nhà báo, nhà giáo.                                 

B. Chủ các hãng buôn.

C. Học sinh, sinh viên.                                

D. Tiểu thương, tiểu chủ.

Đáp án: B

Giải thích:

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần chủ các hãng buôn. Chủ các hãng buôn thuộc tầng lớp tư sản.

Câu 3. Dưới tác động từ chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào?

A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.              

B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.

C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.                          

D. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới đó là công nhâ, tư sản, tiểu tư sản (SGK Lịch sử 11- Trang 138).

Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp hóa chất.

B. Chế tạo máy.

C. Luyện kim.

D. Khai thác mỏ.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ.

Câu 5. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào?

A. Bắt đầu xâm lược Việt Nam.         

B. Hiệp ước Hác- măng được ký kết.

C. Khi quân nhà Nguyễn thất bại .               

D. Khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa khi khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam (SGK Lịch sử 11- Trang 137)

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. công nhân.                         

B. tư sản.             

C. tiểu tư sản.                

D. nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân.

Câu 7. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm

A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.                        

B. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.                   

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Đáp án: C

Giải thích:

Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.  

Câu 8. Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được đề cập đến trong đoạn trích sau: “Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng”?

A. Công nhân.               

B. Bình dân thành thị.             

C. Nông dân.                 

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng

Câu 9. Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

A. Rivie

B. Gác-ni-ê.

C. Pôn Đu-me.

D. Bô-la-e.

Đáp án: C

Giải thích:

 Năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đu-me nào sang làm Toàn quyền Đông Dương

Câu 10. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.         

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Lý thuyết Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Lý thuyết Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam

Lý thuyết Bài 1: Nhật Bản

Lý thuyết Bài 2: Ấn Độ

1 3,338 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: