Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5 (mới 2023 + Bài Tập): Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 5.

1 3,747 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

1. Châu Phi

a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân tại châu Phi

- Cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước phương Tây ở châu Phi cơ bản hoàn thành.

Lý thuyết Lịch sử Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

b. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

Lý thuyết Lịch sử Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Nguyên nhân: ách nô dịch tàn bạo của thực dân phương Tây => mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi và các nước thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe ở An-giê-ri (1830 - 1847).

+ Khởi nghĩa của Mu-ha-mét Át-mét ở Xu Đăng (1882 – 1898).

- Kết quả: hầu hết thất bại (trừ E-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a).

- Nguyên nhân thất bại: trình độ tổ chức thấp, trình độ chênh lệch.

2. Khu vực Mĩ Latinh

a. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

- Nguyên nhân:

+ Từ thế kỉ XVI, XVII – đa số các nước Mĩ Latinh bị biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

+ Ách thống trị hà khắc, phản động và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đã khiến cho đời sống của nhân dân Mĩ latinh ngày càng cơ cực => nhiều phong trào đấu tranh đã diễn ra.

Lý thuyết Lịch sử Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Haiti (1791 – 1804).

+ Những năm đầu của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh phát triển mạnh, đưa tới sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập: Áchentina (1816), Mêhicô (1821), Côlômbia (1830),...

+ Đầu thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Mĩ Latinh giành được độc lập.

Lý thuyết Lịch sử Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

b. Chính sách bành trướng của Mĩ ở Mĩ latinh

- Mục đích: Biến Mĩ Latinh trở thành “sân sau” của Mĩ.

Lý thuyết Lịch sử Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Thủ đoạn bành trướng:

+ Sử dụng sức mạnh chính trị - ngoại giao để khống chế các nước Mĩ Latinh, như: đưa ra “Học thuyết Mơnrô” (1823); Thành lập Tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”; Thực hiện Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng Đôla”.

+ Sử dụng sức mạnh quân sự để xâm chiếm đất đai. Ví dụ: gây chiến tranh để chiếm Cuba, Puéctô Ricô, can thiệp vũ trang, xâm lược Đôminicana (1905),...

- Nhân dân Mĩ Latinh tiếp tục phái đấu tranh chống chính sách bành trướng của Mĩ.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Trong những năm 1840 - 1847, cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo nhân dân An-giê-ri tham gia do ai lãnh đạo?

A.Mu-ha-mét Át mét.

B. A-ra-bi.

C.Áp-đen Ca-đe.

D. Phi-đen Castro.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830-1847, thu hustb đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh ( SGK Lịch sử 11- Trang 27).

Câu 2. Những năm 70, 80 thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau sự kiện nào dưới đây?

A. kênh đào Xuye hoàn thành.

B. kênh đào Pa-na-ma hoàn thành.

C. kênh đào Amsterdam hoàn thành.

D. kênh đào Stockholm hoàn thành.

Đáp án: A

Giải thích:

Những năm 70, 80 thế kỉ XX, sau khi kênh đào Xuye hoàn thành các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi

Câu 3. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XX.                                       

B. Cuối thế kỉ XIX.

C. Giữa thế kỉ XIX.

D. Giữa thế kỉ XX.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào đầu thế kỉ XX.  

Câu 4. Ai Cập bị biến thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Bỉ.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh với Pháp, anh đã độc chiếm Ai Cập (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 5. Nước thực dân nào chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Bồ Đào Nha.

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: A

Giải thích:

Thực dân Anh chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 6. Phong trào đấu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực nào?

A. Nam Phi.

B. Trung Phi.

C. Đông Phi.

D. Bắc Phi.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào đấu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực Bắc Phi (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 7. Nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh?

A. Italia.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Bỉ.

Đáp án: B

Giải thích:

Pháp là nước thực dân chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh (SGK Lịch sử 11 - trang 27).

Câu 8. Nước nào ở châu Phi vẫn bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây?

A. Ai Cập.

B. Angieri.

C. Xu Đăng.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Đáp án: D

Giải thích:

Ê-ti-ô-pi-a đã bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây

Câu 9. Hai nước thực dân đi đầu trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI là

A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

B. Anh, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Bồ Đào Nha.

D.  Đức, Hà Lan.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai nước thực dân đi đầu trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.  

Câu 10. Từ đầu thế kỉ XX, để biến Mĩ Latinh thành sân sau, Mĩ đã thực hiện chính sách

A. Ngoại giao đồng đô la, củ cà rốt.

B. Cái gậy lớn, ngoại giao pháo hạm.

C. Củ cà rốt, láng giềng thân thiện.

D. Cái gậy lớn, ngoại giao đồng đô la.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ đầu thế kỉ XX, để biến Mĩ Latinh thành sân sau, Mĩ đã thực hiện chính sách: Cái gậy lớn, ngoại giao đồng đô la.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Lý thuyết Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Lý thuyết Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Lý thuyết Bài 9: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Lý thuyết Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

1 3,747 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: