Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 14 (mới 2023 + Bài Tập): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 14.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
I. Nhật bản trong những năm 1918 - 1929
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 – 1923)
- Kinh tế:
+ Công nghiệp: sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, mạnh mẽ; từ năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần.
+ Nông nghiệp: tàn dư phong kiến đã kiềm hãm sự phát triển nông nghiệp; giá lương thực, thực phẩm đắt đỏ.
- Xã hội:
+ Đời sống của người lao động không được cải thiện.
+ Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo.
- Tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.
2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 – 1929)
- Kinh tế: những năm 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển xen kẽ các đợt khủng hoảng, suy thoái.
- Chính trị, xã hội:
+ Những năm cuối thập niên 20, Nhật Bản đã thi hành một số cải cách chính trị, như: ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới; cắt giảm ngân sách quốc phòng…
+ Cuối thập niên 20 Nhật Bản thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến, đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh bành trướng thuộc địa.
II. Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng:
+ Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.
+ Nông nghiệp suy sụp, đây là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề.
- Hàng triệu người thất nghiệp; mâu thuẫn xã hội lên cao.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Lý do lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước:
+ Ít thị trường, thuộc địa.
+ Thiếu vốn, nguyên – nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.
+ Có truyền thống quân phiệt, hiếu chiến.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước:
+ Kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.
+ Diễn ra thông qua các cuộc đấu tranh, thanh trừng, đảo chính quân sự đẫm máu giữa các tập đoàn quân phiệt.
+ Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược bành trường thuộc địa.
=> Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Thời gian: những năm 30 của thế kỉ XX
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Nhật Bản
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân
- Hình thức đấu tranh: biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân
- Kết quả: làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
I. Nhận biết
Câu 1. Lĩnh vực nào chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản?
A. Tài chính ngân hàng.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích:
Lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản
Câu 2. Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. Phi-lip-pin.
D. Triều Tiên.
Đáp án: A
Giải thích:
Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là Trung Quốc.
Câu 3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Dân chủ Tự do.
B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng Công nhân Xã hội.
D. Đảng Xã hội Dân chủ.
Đáp án: B
Giải thích:
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 4. Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX là
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Triều Tiên.
D. Xiêm.
Đáp án: B
Giải thích:
Lò lửa chiến tranh ở châu Á trong những năm 30 thế kỉ XX là Nhật Bản.
Câu 5. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách mới”.
B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.
D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhật Bản đã thực hiện quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)
Câu 6. Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là
A. Việt Nam.
B. Triều Tiên.
C. Mông Cổ.
D. Trung Quốc.
Đáp án: D
Giải thích:
Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là Trung Quốc.
Câu 7. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là
A. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
B. Đảng Dân chủ Tự do.
C. Đảng Cộng sản Nhật Bản.
D. Đảng Công minh (Komei).
Đáp án: C
Giải thích:
Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là Đảng Cộng sản Nhật Bản.
Câu 8. Quốc gia thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Nhật Bản.
B. Đức.
C. Anh.
D. Pháp.
Đáp án: A
Giải thích:
Quốc gia thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là Nhật Bản.
Câu 9. Tháng 7/1922 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
B. Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Thiên hoàng kế hoạch xâm lược thế giới.
D. Cuộc “bạo động lúa gạo” của nhân dân Nhật Bản bùng nổ.
Đáp án: A
Giải thích:
Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập vào tháng 7/1922
Câu 10. Tháng 9/1931 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
B. Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
C. Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Thiên hoàng kế hoạch xâm lược thế giới.
D. Cuộc “bạo động lúa gạo” của nhân dân Nhật Bản bùng nổ.
Đáp án: B
Giải thích:
Tháng 9/1931, Nhật Bản tấn công, đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
Lý thuyết Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Lý thuyết Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Lý thuyết Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Lý thuyết Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11