Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 15 (mới 2023 + Bài Tập): Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 15.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 – 1939)
1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
a. Phong trào Ngũ tứ (1919)
- Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.
+ Tại hội nghị Vécxai, các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc) từ tay Đức sang tay Nhật Bản.
- Mục tiêu: chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến đầu hàng.
- Phạm vi, quy mô: từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố.
- Lực lượng tham gia: Học sinh, sinh viên, nhân dân lao động.
- Tính chất: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.
+ Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
+ Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.
b. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Nguyên nhân:
+ Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng sau phong trào Ngũ tứ.
+ Sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.
=> Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Trung Quốc.
2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927) và Nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937)
a. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927)
- Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.
- Sau một thời gian ngắn, Quốc dân đảng phản bội, chống lại phong trào cách mạng:
+ Ngày 12/4/1927, Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải, tàn sát, khủng bố những người cộng sản, đàn áp phong trào cách mạng.
+ Giữa tháng 4/1927, Quốc Dân Đảng lập chính phủ ở Nam Kinh => đến tháng 7/1927 Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền.
b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)
- Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng.
- Cuộc nội chiến kéo dài 10 năm (1927 – 1937):
+ Quốc Dân đảng tổ chức nhiều lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản.
+ Trong lần vây quét thứ 5 (1933 - 1934) của Quốc dân đảng, lượng Đảng Cộng sản bị thiệt hại nặng nề và bị bao vây. Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh).
+ Tháng 1/1935, sau Đại hội Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
=> Quốc dân đảng – Đảng Cộng sản hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1939)
1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1929
- Nguyên nhân: để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các thuộc địa => ách cai trị của thực dân Anh đã khiến mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân đô hộ ngày càng gay gắt.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi.
- Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.
- Lực lượng tham gia: các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân và công nhân.
- Hình thức đấu tranh: biểu tình hòa bình, bãi công, tẩy chay hàng hóa của Anh,...
2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939
- Nguyên nhân: thực dân Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Ấn Độ để bù đắp thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra => mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng gay gắt.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi.
- Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.
- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh.
- Tháng 12 -1931, Gan-đi phát động chiến dịch bất hợp tác mới => phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
I. Nhận biết
Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc bùng nổ bằng cuộc đấu tranh của lực lượng xã hội nào sau đây?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Công nhân.
C. Nông dân.
D. Tư sản dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích:
Phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc bùng nổ bằng cuộc đấu tranh của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
Câu 2. Trong phong trào Ngũ Tứ (1919), giai cấp nào đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Địa chủ.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong phong trào Ngũ Tứ (1919), giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu có chủ trương đấu tranh là
A. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đòi độc lập.
B. bất bạo động, bất hợp tác đối với thực dân Anh.
C. tập hợp nhân dân khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền thực dân.
D. kết hợp bạo động và cải cách để đòi độc lập.
Đáp án: B
Giải thích:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu có chủ trương đấu tranh là: bất bạo động, bất hợp tác đối với thực dân Anh.
Câu 4. Lãnh tụ của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là
A. Ti-lắc
B. M. Gan-đi
C. J. Nê-ru
D. R. Ta-go.
Đáp án: B
Giải thích:
Lãnh tụ của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là M. Gan-đi
Câu 5. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau
A. phong trào Ngũ tứ.
B. phong trào Nghĩa hòa đoàn.
C. phong trào Duy tân Mậu tuất.
D. cách mạng Tân Hợi.
Đáp án: A
Giải thích:
Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau phong trào Ngũ tứ.
Câu 6. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919) là
A. công nhân và tư sản dân tộc.
B. tư sản dân tộc, công nhân, bình dân thành thị.
C. nông dân, công nhân, binh lính.
D. công nhân, nông dân và trí thức yêu nước.
Đáp án: D
Giải thích:
Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919) là công nhân, nông dân và trí thức yêu nước.
Câu 7. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là
A. Đảng Quốc Đại.
B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.
C. Đảng Đại hội dân tộc.
D. Đảng dân chủ.
Đáp án: A
Giải thích:
Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là Đảng Quốc Đại.
Câu 8. Ngày 4/5/1919 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Trung Quốc?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
B. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.
D. Nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt.
Đáp án: C
Giải thích:
Ngày 4/5/1919 diễn ra cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.
Câu 9. Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa
A. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
B. Quốc dân đảng và Đảng Nhân quyền Trung Hoa.
C. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.
D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
Câu 10. Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhằm thôn tính toàn bộ
A. Việt Nam.
B. Trung Quốc.
C. Miến Điện.
D. Mã Lai.
Đáp án: B
Giải thích:
Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Lý thuyết Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Lý thuyết Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Lý thuyết Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11