Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 18 (mới 2023 + Bài Tập): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 18.

1 2,550 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. Những kiến thức về lịch sử thế giới hiện đại

Trong gần 30 năm (1917 – 1945), nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó, có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn tới lịch sử thế giới:

+ Tháng 2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga.

+ Tháng 10/1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ Tháng 3/1919, Quốc tế cộng sản được thành lập.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ Tháng 5/1919, Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ Tháng 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

+ 1925 – 1941, Liên Xô bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ 1929 – 1933, Khủng hoảng kinh tế thế giới.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ 1939 – 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai.

II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại

- Thứ nhất, sự phát triển khoa học - kĩ thuật đã đưa đến những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại; làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc.

- Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Thứ ba, phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Thứ tư, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Thứ năm, chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

Lý thuyết Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là

A. Hội Quốc liên.

B. Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Liên hợp quốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là Quốc tế Cộng sản.

Câu 2. Sự kiện nào đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

D. Trật tự Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi đã đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại.

Câu 3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đấu tranh với mục tiêu trước mắt là chống

A. chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

B. chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh xâm lược.

C. chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

D. chiến tranh thế giới và đói nghèo, dịch bệnh.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đấu tranh với mục tiêu trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 6. Trong những năm 1921 - 1925, để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Liên Xô đã thực hiện

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

B. chính sách cộng sản thời chiến.

C. chính sách mới.

D. chính sách kinh tế mới.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong những năm 1921 - 1925, để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Liên Xô đã thực hiện chính sách kinh tế mới.

Câu 7. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Mĩ đã thực hiện chính sách nào?

A. Chính sách mới.

B. Láng giềng thân thiện.

C. Cộng sản thời chiến.

D. Chính sách kinh tế mới (NEP).

Đáp án: A

Giải thích:

Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Mĩ đã thực hiện chính sách Chính sách mới.

II. Thông hiểu

Câu 8. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

D. Xã hội các nước tư bản không ổn định do các cuộc biểu tình của người thất nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là: đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp

Câu 9. Trong giai đoạn từ 1917 - 1945, đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia dân tộc có sự thay đổi lớn, chủ yếu do

A. Sự phát triển của các hệ tư tưởng mới.

B. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới.

C. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

D. Sự phát triển của phong trào dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong giai đoạn từ 1917 - 1945, đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của các quốc gia dân tộc có sự thay đổi lớn, chủ yếu do sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại trong giai đoạn 1917 - 1945?

A. Tiến bộ về khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

B. Cuộc đối đầu giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất, trải qua nhiều bước thăng trầm.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra khốc liệt, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc đối đầu giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Lý thuyết Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Lý thuyết Bài 21: Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19

Lý thuyết Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Lý thuyết Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

1 2,550 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: