Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 3 (mới 2023 + Bài Tập): Trung Quốc
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 3.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
a. Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
- Từ cuối thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- Trung Quốc là nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên; chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy thoái ngiêm trọng… do đó, Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây.
b. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây.
- Tháng 6/1840 – tháng 8/1842, Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện => Triều đình Mãn Thanh thất bại, buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.
- Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành quá trình phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc:
+ Đức chiếm Sơn Đông.
+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.
+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa XIX – đầu thế kỉ XX.
a. Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với thực dân xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
b. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
* Thái bình thiên quốc (1851 – 1864)
- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn
- Lực lượng tham gia: Nông dân
- Diễn biến chính: Khởi nghĩa bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước; 1864 cuộc khởi nghĩabị dập tắt.
- Kết quả: thất bại.
* Duy tân Mâu Tuất (1898)
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu
- Lực lượng tham gia: Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự
- Diễn biến chính: phong trào phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu tiến bộ. do vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu (đứng đầu là Từ Hi Thái hậu) => phong trào chỉ diễn ra trong khoảng 100 ngày
- Kết quả: thất bại.
* Nghĩa Hòa đoàn (1899 - 1901)
- Lãnh đạo: Chu Hồng Đăng
- Lực lượng tham gia: Nông dân
- Diễn biến chính: năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên phong trào bị dập tắt.
- Kết quả: thất bại.
3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
a. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội
* Sự thành lập:
- Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và ngày càng lớn mạnh.
- Giai cấp tư sản Trung Quốc bị các nước đế quốc và chính quyền phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm => Họ đã tìm cách tập hợp nhau lại trong các tổ chức chính trị.
- Tháng 8/1905, tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.
* Cương lĩnh chính trị : học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
* Mục tiêu đấu tranh: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, giành ruộng đất cho dân cày.
* Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công – nông,…
b. Cách mạng Tân Hợi (1911)
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng.
- Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”
* Diễn biến chính:
- Ngày 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ rồi lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.
- Ngày 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.
* Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.
* Hạn chế:
- Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc
I. Nhận biết
Câu 1. Trong những năm 1644 – 1911, Trung Quốc đặt dưới sự cai trị của vương triều phong kiến nào?
A. Minh.
B. Mãn Thanh.
C. Đường.
D. Tống.
Đáp án: B
Giải thích: Trong những năm 1644 – 1911, Trung Quốc đặt dưới sự cai trị của vương triều phong kiến Mãn Thanh.
Câu 2. Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi là gì?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh bạo động.
C. Chiến tranh thuốc phiện.
D. Cuộc chiến dầu mỏ.
Đáp án: C
Giải thích: Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc, được gọi là Chiến tranh thuốc phiện (SGK Lịch sử 11- Trang 13)
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?
A. Khang Hữu Vi.
B. Tôn Trung Sơn.
C. Lương Khải Siêu.
D. Hồng Tú Toàn.
Đáp án: D
Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo
Câu 4. Đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Thành phố Bắc Kinh.
Đáp án: A
Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm vùng Sơn Đông ở Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)
Câu 5. Đến cuối thế kỷ XIX, Anh xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
Đáp án: B
Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Anh xâm chiếm được vùng châu thổ sông Dương Tử của Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)
Câu 6. Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
Đáp án: C
Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản xâm chiếm được vùng Đông Bắc của Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)
Câu 7. Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
Đáp án: D
Giải thích: Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm chiếm được vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc (SGK lịch sử 11 – trang 13)
Câu 8. Thực dân Anh đã viện cớ gì để mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?
A.Triều đình Mãn Thanh cấm đạo và sát hại các giáo sĩ
B. Nhà Thanh từ chối tiếp nhận quốc thư của nữ hoàng Anh.
C. Chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện các tàu buôn Anh
D. Triều đình Mãn Thanh không hợp tác, gây hấn với thực dân Anh
Đáp án: C
Giải thích: Viện cớ triều đình Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (SGK Lịch sử 11- Trang 13)
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm?
A. 20 năm.
B. 13 năm.
C. 15 năm.
D. 24 năm.
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài 13 năm (từ năm 1851 đến năm 1864)
Câu 10. Ai là người ủng hộ cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc?
A. Hồng Tú Toàn.
B. Tôn Trung Sơn.
C. Vua Quang Tự.
D. Từ Hi Thái Hậu.
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự (SGK Lịch sử 11- Trang 14)
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20)
Lý thuyết Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
Lý thuyết Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11