Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 24 (mới 2023 + Bài Tập): Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 24.

1 5,416 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

I. Tình hình kinh tế - xã hội

1. Những biến động về kinh tế

- Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất => tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

- Công nghiệp: những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; mở thêm một số cơ sở kinh doanh.

- Công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển do tư bản Pháp nới lỏng độc quyền.

Lý thuyết Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Nông nghiệp từ chỗ độc canh cấy lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc,...

2. Tình hình phân hóa xã hội

 - Giai cấp nông dân bần cùng do: sưu cao, thuế nặng, thiên tai, nạn bắt lính…

Lý thuyết Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Giai cấp công nhân đã tăng lên về số lượng.

- Tư sản Việt Nam trong một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.

- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng.

- Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kì này vẫn là công nhân và nông dân.

II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh

1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội

- Tháng 9/1914, hội viên Đỗ Chân Thiết, lập chi hội ở Vân Nam, dự định vận động binh lính đánh úp Hà Nội. Việc bị bại lộ, Đỗ Chân Thiết cùng hơn 50 người bị bắt.

- 1914 – 1916, Hội đã tiến hành một số cuộc bạo động như: tấn công vào các đồn binh của Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái; tổ chức phá ngục Lao Bảo...

- Kết quả: các hoạt động đấu tranh đều lần lượt thất bại => Việt Nam Quang phục hội tan rã sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai năm 1916.

2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

- Trần Cao Vân và Thái Phiên mời vua Duy Tân tham gia với tư cách là người lãnh đạo tối cao cuộc khởi nghĩa.

Lý thuyết Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Nhân dân Trung Kì nhiệt liệt hưởng ứng, ráo riết chuẩn bị ngày khởi sự.

- Khởi nghĩa dự định vào giữa tháng 5/1916, nhưng kế hoạch bị lộ => Pháp lùng bắt những người yêu nước. Nghĩa binh ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi nổi dậy, nhưng thiếu người lãnh đạo nên tan rã nhanh chóng.

3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917)

- Nguyên nhân: Binh lính người Việt được giác ngộ bởi lý tưởng yêu nước.

- Lãnh đạo: Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.

Lý thuyết Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Địa bàn đấu tranh: Thái Nguyên.

- Lực lượng tham gia: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Diễn biến chính:

+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 30 rạng sáng 31/8/1917. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ toàn bộ thị xã, trừ trại lính Pháp.

+ Lãnh đạo nghĩa quân tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng.

+ Thực dân Pháp tấn công quyết liệt, nghĩa quân tan rã sau 6 tháng chiến đấu.

4. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

- Tại Tây Bắc, từ 1914 – 1916, bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Thái.

- Năm 1918 - 1922, đồng bào Mông vùng Lai Châu khởi nghĩa, buộc chính quyền thực dân phải nới rộng ách cai trị ở Tây Bắc.

- 1918 – 1919, đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao… ở vùng Đông Bắc nổi dậy khởi nghĩa.

- Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã nhiều lần nổi dậy chống Pháp. Tiêu biểu là khởi nghĩa của đồng bào Mnông do N’Trang Long lãnh đạo (từ 1916 – 1935).

5. Phong trào Hội kín ở Nam Kì

- Phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì tồn tại trong các tổ chức hội kín như Thiên địa hội, Nghĩa hòa đoàn, Phục hưng hội….

- Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân, diễn ra quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại.

III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới

1. Phong trào công nhân

- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân đã kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Ngày 22/2/1916, nữ công nhân nhà máy sang Kế Bào (Quảng Ninh) nghỉ việc 7 ngày.

+ Năm 1916, gần 100 công nhân mỏ than Hà Tu đã đánh trả bọn lính khố xanh.

+ Tháng 6 và 7/1917 công nhân mỏ bô xít Cao Bằng bỏ trốn;

- Nhận xét: tuy phát triển đấu tranh còn mang tính tự phát nhưng đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.

2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1918)

- Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và vận nước nguy nan đã hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

=> Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1917

+ 1911 – 1917, Nguyễn Ái Quốc đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, khảo nghiệm thực tiễn và nhận thấy: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man. 

+ Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.

- Ý nghĩa: là quá trình khảo nghiệm để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

I.NHẬN BIẾT

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Bị giam cầm ở Thái Nguyên
Bèn cùng Đội Cấn nổi lên diệt thù
Bảy ngày, một cõi biên khu
Nghĩa quân tan rã, mặc dù kiên trung?”

A. Phan Châu Trinh.      

B. Lương Ngọc Quyến.           

C. Phan Bội Châu.

D. Trần Cao Vân.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu đố trên đề cập đến Lương Ngọc Quyến.

Câu 2. Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Nơi nào Bác đã ra đi

Tìm đường cứu nước cũng vì non sông”?

A. Cảng Nhà Rồng (Sài Sòn).                               

B. Cảng Cái Lân (Quảng Ninh).

C. Cảng Cửa Ông (Quảng Ninh).                          

D. Cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).

Đáp án: A

Giải thích:

Câu đố trên đề cập đến Cảng Nhà Rồng

Câu 3. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân nhận được sự ủng hộ của

A. vua Hàm Nghi.

B. vua Đồng Khánh.

C. vua Thành Thái.

D. vua Duy Tân.

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân nhận được sự ủng hộ của vua Duy Tân.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Đội Cấn và Lương Văn Can.

B. Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

D. Thái Phiên và Trần Cao Vân.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.

Câu 5. Sau khi giành được quyền làm chủ ở Thái Nguyên, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã phát hịch tuyên bố độc lập, đặt quốc hiệu là

A. Đại Hùng.

B. Đại Nam

C. Việt Nam

D. Nam Việt.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau khi giành được quyền làm chủ ở Thái Nguyên, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã phát hịch tuyên bố độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng.

Câu 6. Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước 

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập 

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ 

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Đáp án: A

Giải thích:

Ngày 5-6-1911, tại bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam, ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin

Câu 7. Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào? 

A. Năm 1915. 

B. Năm 1916. 

C. Năm 1917. 

D. Năm 1918.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau đợt khủng bố lớn của của thực dân Pháp và tay sai vào năm 1916, Việt Nam Quang phục hội tan rã.

Câu 8. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào? 

A.Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín. 

B. Cải cách văn hóa, xã hội. 

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị. 

D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.

Đáp án: A

Giải thích:

Các hội kín thường núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dễ tuyên truyền vận động và hoạt động trong quần chúng, chủ yếu là nông dân

Câu 9. Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là 

A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp 

B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh 

C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính 

D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến

Đáp án: C

Giải thích:

Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là tiến hành một số cuộc bạo động như: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính.

Câu 10. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? 

A. Pháp       

B. Trung Quốc 

C. Nhật Bản        

D. Liên Xô

Đáp án: A

Giải thích:

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam

Lý thuyết Bài 1: Nhật Bản

Lý thuyết Bài 2: Ấn Độ

Lý thuyết Bài 3: Trung Quốc

Lý thuyết Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20)

1 5,416 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: