Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 9 (mới 2023 + Bài Tập): Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 9: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 9.

1 5,968 01/11/2023


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 9: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

- Chính trị:

+ Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế – đứng đầu nhà nước là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

+ 1914, Nga hoàng tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc => gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.

- Kinh tế suy sụp, lạc hậu:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì; Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm nặng nề.

+ Nông nghiệp sa sút; nạn đói xảy ra khắp nơi; sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.

- Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga với chính quyền Nga hoàng.

+ Mâu thuẫn giai cấp: giữa nông dân với địa chủ; giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các nước đế quốc khác.

- Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực => phong trào đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười

* Cách mạng tháng Hai (1917)

- Nguyên nhân:

+ Chế độ phong kiến Nga hoàng lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

+ Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất → đời sống nhân dân thêm cơ cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

- Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng; Chống chiến tranh đế quốc.

- Lãnh đạo: Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích.

- Diễn biến chính:

+ Ngày 23/2/1914 theo lịch Nga, hơn 9 vạn nữ công nhân thành phố Petorograt đã xuống đường biểu tình.

+ Dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvich, phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra toàn thành phố và chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

+ Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của nga hoàng. Chế độ phong kiến bị lật đổ và Nga trở thành nước Cộng hòa.

- Kết quả: Thắng lợi

- Ý nghĩa: Lật đổ chế độ phong kiến Nga.

- Tính chất: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

* Cách mạng tháng Mười (1917):

- Nguyên nhân:

+ Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

+ Chính phủ tư sản lâm thời không đáp ứng những quyền lợi cơ bản của nhân dân.

- Mục tiêu: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản; tạo điều kiện đưa Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Lãnh đạo: Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích

- Diễn biến chính:

+ Tháng 10/1917, Đảng Bôsêvich Nga đã quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật rời Phần lan về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

+ Đêm 24/10/ 1917, khởi nghĩa bùng nổ tại Matxcơva và nhanh chóng giành thắng lợi.

+ Đầu năm 1918, cách mạng đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga rộng lớn.

- Kết quả: thắng lợi. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

- Ý nghĩa:

+ Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

- Tính chất: cách mạng vô sản.

II. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT

1. Xây dựng chính quyền Xô viết

- Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.

- Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết:

+ Đập tan bộ máy Nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Xây dựng bộ máy Nhà nước mới của nhân dân lao động.

- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ cách mạng:

+ Thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.

+ Xóa bỏ những tàn tích phong kiến, xoá bỏ chế độ đẳng cấp và đặc quyền của giáo hội.

+ Thực hiện nam nữ bình quyền , các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết.

+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.

+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

- Nhận xét: Các chính sách của Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động.

2. Bảo vệ chính quyền Xô viết

- Bối cảnh lịch sử: Cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.

- Chủ trương: chính quyền Xô viết thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.

- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

- Trưng thu lương thực thừa của nông dân.

- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.

=> Tác dụng: động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)

I. Nhận biết

Câu 1. Sau cuộc Cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.

B. quân chủ chuyên chế.

C. cộng hòa tổng thống.

D. cộng hòa đại nghị.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau cuộc Cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.

Câu 2. Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

A. “Điều cần làm”.

B. “Luận cương tháng Tư”.

C. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”.

D. “Nhà nước và cách mạng”.

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm “Luận cương tháng Tư” đã vạch ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917

Câu 3. Sau Cách mạng tháng Hai, ở Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại của

A. liên minh phong kiến, tư sản và Xô viết công - nông.

B. giai cấp tư sản và công nhân.

C. giai cấp tư sản và Xô viết công – nông – binh.

D. tầng lớp quý tộc mới và Xô viết công - nông.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau Cách mạng tháng Hai, ở Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại của giai cấp tư sản và Xô viết công – nông – binh.

Câu 4. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 như thế nào?

A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

C. Tham chiến một cách có điều kiện.

D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

Đáp án: B

Giải thích:

Nga hoàng đẩy nhân dân Nga tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc (1914 – 1918).

Câu 5. Ai là vị lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Các Mác

B. Anghen.

C. Xtalin.

D. Lênin.

Đáp án: D

Giải thích:

Lênin là người lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 6. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là

A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.

B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.

D. Nga hoàng đại đế.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 – 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II

Câu 7. Hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chuyền từ tổng bãi công chính trị sang

A. bất bạo động, bất hợp tác.

B. cải cách ôn hòa.

C. khởi nghĩa vũ trang.

D. đấu tranh nghị trường.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chuyền từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

Câu 8. Sau cách mạng tháng Hai 1917, các Xô viết được thành lập đại diện cho

A. công nhân, binh lính, tư sản.

B. công nhân, nông dân, binh lính.

C. công nhân, nông dân, phụ nữ.

D. nông dân, binh lính, tiểu tư sản.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau cách mạng tháng Hai 1917, các Xô viết được thành lập bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

Câu 9. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua những sắc lệnh nào?

A. Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh tiền lương

B. Sắc lệnh ruộng đất và sắc lệnh binh dịch.

C. Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.

D. Sắc lệnh xóa bỏ những đẳng cấp trong xã hội.

Đáp án: C

Giải thích:

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.

Câu 10. Để rút khỏi chiến tranh, Nga đã kí với quốc gia nào bản Hòa ước Brét-li-tốp (3/1918)?

A. Anh.

B. Đức

C. Pháp.

D. Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

Hòa ước Brét-li-tốp (3/1918) Nga ký với Đức

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Lý thuyết Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939)

Lý thuyết Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1 5,968 01/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: