Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 16 (mới 2023 + Bài Tập): Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 16.

1 2,331 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

- Kinh tế: dù được đưa vào hệ thống kinh tế của tư bản chủ nghĩa, song Đông Nam Á chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.

Lý thuyết Lịch sử Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Chính trị: bị chính quyền thực dân khống chế.

- Xã hội:

+ Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.

+ Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng.

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:

+ Tác động từ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc xâm lược.

+ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới.

- Nét lớn về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

+ Phong trào dân tộc tư sản có bước phát triển rõ rệt.

+ Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, xuất hiện phong dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Biểu hiện: giai cấp vô sản trưởng thành, bước lên vũ đài chính trị; ở nhiều quốc gia, Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào cách mạng.

Lý thuyết Lịch sử Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

II. Phong Trào độc lập dân tộc ở In-đô--xia

1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX

- Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản:

+ Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia đã lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh => đưa phong trào cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước.

+ Phong trào đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa vũ trang ở Giava và Xumatơra.

+ Kết quả: Thất bại.

- Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Từ năm 1927, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc In-đô-nê-xia đứng đầu là Acmét Xucácnô.

Lý thuyết Lịch sử Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Chủ trương: đoàn kết các lực lượng dân tộc để chống đế quốc.

- Phương phát đấu tranh: hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.

- Phong trào phát triển mạnh, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỷ XX

- Đầu thập niên 30:

+ Phong trào lên cao và lan rộng khắp các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của các thủy binh ở cảng Su-ra-bay-a.

+ Kết quả: bị thực dân Hà Lan đàn áp, Đảng Dân tộc bị khủng bố.

- Cuối thập niên 30: 

+ Phong trào cách mạng của nhân dân In-đô-nê-xia phát triển mạnh mẽ.

+ Liên minh chính trị In-đô-nê-xia được thành lập, đứng đầu là A.Xucácnô.

+ Tháng 12/1939, Liên minh chính trị In-đô-nê-xia đã triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân, thông qua nghị quyết về ngôn ngữ, quốc kì, quốc ca.

- Tháng 9/1941, Hội đồng nhân dân In-đô-ne-xia được thành lập.

III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia

- Nguyên nhân: Ách cai trị hà khắc, phản động của thực dân Pháp => mâu thuẫn giữa nhân dân Lào, Cam-pu-chia với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Ở Lào: Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937); Khởi nghĩa của Chậu-pa-chay (1918 – 1922).

+ Ở Cam-pu-chia: khởi nghĩa của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng.

- Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, đánh dấu thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương.

- Năm 1936 -1939, Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống phát xít và chiến tranh.

Lý thuyết Lịch sử Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện

1. Mã Lai

- Nguyên nhân hùng nổ: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh => mâu thuẫn giữa nhân dân Mã lai với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

- Nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Anh:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mã Lai diễn ra mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội toàn Mã Lai.

+ Mục tiêu: đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học, đòi tự do kinh doanh...

+ Tháng 4/1930, Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.

2. Miến Điện

- Đầu XX, phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhà sư Ốt-ta-ma.

- Trong thập niên 30, phong trào đấu tranh phát triển lên bước cao hơn, tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước.

- Kết quả: năm 1937 Miến Điện tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.

V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan)

- Nguyên nhân: các tầng lớp nhân dân Xiêm bất mãn với với nền quân chủ Ra-ma VII => năm 1932, một cuộc cách mạng đã nổ ra ở Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản mà thủ lĩnh là Pri-đi Pha-nô-mi-ông.

Lý thuyết Lịch sử Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Mục tiêu đấu tranh: đòi thực hiện cải cách kinh tế - xã hội theo hướng tư sản nhưng vẫn duy trì ngôi vua.

- Kết quả: lật đổ nền quân chủ chuyên chế  Ra-ma VII, lập nên nền quân chủ lập hiến. Mở đường cho Xiêm phát triển theo hướng tư bản.

- Tính chất: cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I.NHẬN BIẾT

Câu 1. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là

A. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

B. giành độc lập bằng con đường hòa bình.

C. đòi quyền lãnh đạo cách mạng.

D. đoàn kết các lực lượng chống đế quốc.

Đáp án: A

Giải thích:

Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.(SGK Lịch sử 11-Trang 84).

Câu 2. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là

A. Xu hướng tư sản.                                            

B. Xu hướng vô sản.          

C. Xu hướng cải cách.                                         

D. Xu hướng bạo động.

Đáp án: B

Giải thích:

Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là xu hướng vô sản.

Câu 3. Chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng rãi ở Miến Điện sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Đảng Dân tộc.         

B. Quốc dân Đảng.            

C. Phong trào Thakhin.               

D. Đảng Cộng hòa

Đáp án: C

Giải thích:

Chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng rãi ở Miến Điện sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: Phong trào Thakhin.

Câu 4. Chính đảng vô sản ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.                          

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đảng Cộng sản Mã Lai.                                    

D. Đảng Cộng sản Phi-lip-pin

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?

A. Tư sản.                

B. Công nhân.                    

C. Địa chủ.                    

D. Nông dân.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm là

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.

C. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

D. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài từ năm 1901 - 1937.

Câu 7. Phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia trong những năm 1925 - 1926 là

A. phong trào chống phát xít, chống chiến tranh.

B. khởi nghĩa của A-cha Xoa.

C. khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

D. phong trào chống thuế, chống bắt phu.

Đáp án: D

Giải thích:

Phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia trong những năm 1925 - 1926 là phong trào chống thuế, chống bắt phu.

Câu 8. Lực lượng chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia những năm 20 của thế kỉ XX là

A. công dân.              

B. tư sản.                

C. nông nhân.                      

D. tiểu tư sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực lượng chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia những năm 20 của thế kỉ XX là nông nhân

Câu 9. Trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương tập hợp nhân dân tham gia đấu tranh

A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.

B. đánh đổ đế quốc Pháp và phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc.

C. chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

D. chống phong kiến, đòi ruộng đất cho nông dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Đảng Cộng sản Đông Dương tập hợp nhân dân tham gia đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

II. Thông hiểu

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất yếu tố nào gây tác động lớn nhất đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á ?

A.Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.

C. Những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Chính sách cai trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất chính sách cai trị và bóc lột của thực dân phương Tây  gây tác động lớn nhất đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á.(SGK Lịch sử 11- Trang 83).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Lý thuyết Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Lý thuyết Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Lý thuyết Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Lý thuyết Bài 21: Phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19

1 2,331 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: