Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2 (mới 2023 + Bài Tập): Ấn Độ

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 2.

1 4,996 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ

1. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX:

- Từ đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng, bị các nước thực dân phương Tây xâm lược.

- Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

* Chính sách cai trị của Anh:

- Kinh tế: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Chính trị: nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ; thực hiện chính sách “chia để trị”.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Xã hội:

+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.

+ Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

* Hệ quả: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.

2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)

a. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Nguyên nhân trực tiếp: Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, kinh rẻ và xúc phạm về tôn giáo.

b. Diễn biến chính:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Ngày10/5/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi, nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.

- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.

- Thực dân Anh đàn áp dã man => 1859, khởi nghĩa Xipay thất bại.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.

- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.

3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

a. Đảng Quốc đại.

- Sự hình thành: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

-  Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.

- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị;thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục – xã hội…

- Sự phân hóa:

+ Phái ôn hòa – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

b. Phong trào dân tộc (1905 – 1908)

- Nguyên nhân:

+ Sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.

+ Trực tiếp: tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).

+ Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Kết quả: Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

- Tính chất: mang đậm ý thức dân tộc.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ

I. Nhận biết

Câu 1. Tình hình của Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm nổi bật nào?

A. Sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.

B. Sự ổn định và thịnh trị của chế độ phong kiến

C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển; xã hội ổn định.

D. Ấn Độ phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu(SGK Lịch sử 11- Trang 8)

Câu 2. Lợi dụng cơ hội Ấn Độ suy yếu đến giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây nào đã tranh thủ thời cơ xâm lược Ấn Độ?

A. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C. Anh, Pháp

D. Pháp, Tây Ban Nha

Đáp án: C

Giải thích: Lợi dụng cơ hội Ấn Độ đang suy yếu, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ (SGK Lịch sử 11- Trang 8)

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ coi Ấn Độ là

A. thuộc địa khó cai trị nhất

B. thuộc địa quan trọng nhất

C. kẻ thù nguy hiểm

D. thuộc địa nhỏ bé nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ánh thống trị lên Ấn Độ, biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng nhất của mình (SGK Lịch sử 11- trang 8)

Câu 4. Tình trạng nổi bật ở Ấn Độ, trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết

B. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ

D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh

Đáp án: A

Giải thích: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, những nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết(SGK Lịch sử 11- Trang 9)

Câu 5. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân

A. Anh.               

B. Pháp.              

C. Bồ Đào Nha.             

D. Tây Ban Nha.

Đáp án: A

Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

Câu 6. Cuối năm 1885 chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được hình thành và có tên là

A.Đảng dân chủ

B. Đảng cộng hòa

C. Đảng Quốc đại

D. Quốc dân đảng

Đáp án: C

Giải thích: Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại), chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập (SGK Lịch sử 11- Trang 11)

Câu 7. Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại 20 năm đầu là

A. vận động cải cách đất nước.

B. đấu tranh ôn hòa

C. bạo động vũ trang

D. đấu tranh nghị trường.

Đáp án: B

Giải thích: Trong 20 năm đầu (1885-1995), chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại là đấu tranh ôn hòa (SGK Lịch sử 11- trang 10)

Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Duy trì chế độ đẳng cấp.                                         

B. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ.

C. thiết lập chính quyền tự trị của người bản xứ.        

D. Vơ vét, bóc lột tài nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Thực dân Anh thiết lập quyền cai trị trực tiếp tại thuộc địa Ấn Độ.

Câu 9. Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885) là chính đảng đại diện cho giai cấp nào ở Ấn Độ?

A. Công nhân.                   

B. Nông dân.                    

C. Địa chủ.                        

D. Tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885) là chính đảng đại diện cho giai cấp tư sản ở Ấn Độ

Câu 10. Đứng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của thực dân Anh, nội bộ Đảng quốc đại có sự phân hóa thành

A. phái ôn hòa và phái cực đoan

B. phái Cộng hòa và phái Dân chủ.

C. phái Bảo thủ và phái Cấp tiến.

D. phái bạo động và phái cải cách.

Đáp án: A

Giải thích: Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của 1 số lãnh đạo đảng và chính sách của thực dân Anh, nội bộ đảng đã chia làn 2 phái: Ôn hòa và cực đoan (SGK Lịch sử 11- Trang 10)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Trung Quốc

Lý thuyết Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20)

Lý thuyết Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Lý thuyết Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Lý thuyết Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

1 4,996 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: