Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 25 (mới 2023 + Bài Tập): Sơ kết lịch sử Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 Bài 25.

1 2027 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam

1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX - trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp

- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng.

Lý thuyết Sơ kết lịch sử Việt Nam | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Các nước phương Tây trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.

- Sau một thời gian dài điều tra, tư bản Pháp đã tìm cách thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta

- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Lý thuyết Sơ kết lịch sử Việt Nam | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

Tới năm 1884, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân Việt Nam đã nổi dậy đấu tranh. Tuy thất bại nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.

3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Sau khi cơ bản bình định Việt Nam bằng quân sự, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa trên đất nước ta.

- Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể, từ xã hội phong kiến chuyển thành thuộc địa nửa phong kiến.

Lý thuyết Sơ kết lịch sử Việt Nam | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

4. Phong trào yêu nước và cách mạng

Lý thuyết Sơ kết lịch sử Việt Nam | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã xuất hiện ở Việt Nam, với hai xu hướng chính là: bạo động và cải cách. Tuy nhiên, cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại.

- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Sau khi bị sa lầy ở Đà Nẵng, Pháp mở cuộc tấn công ở địa phương nào của nước ta?

A. Kéo vào Gia Định. 

B. Đánh ra miền Bắc.

C. Đánh ra Kinh thành Huế. 

D. Đánh chiếm Hà Nội

Đáp án: A

Giải thích:

Sau khi bị sa lầy ở Đà Nẵng, Pháp mở cuộc tấn công kéo vào Gia Định.

Câu 2. Trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thể kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?

A. Khởi nghĩa Yên Thế. 

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thể kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa  có quy mô lớn nhất là khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 3. Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam theo hướng bạo động?

A. Phan Bội Châu. 

B. Phan Châu Trinh.

C. Nguyễn Ái Quốc. 

D. Lương Văn Can

Đáp án: A

Giải thích:

Phan Bội Châu là người khởi xướng phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam theo hướng bạo động

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thể kỉ XIX là:

A. Khởi nghĩa Hương Khê. 

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Ba Đình. 

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thể kỉ XIX là khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê. 

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Ba Đình. 

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không nằm trong phong trào Cần vương.

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

A. giai cấp công nhân.

B. các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

C. các giai cấp công nhân và tư sản.

D. các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời giai cấp công nhân.

Câu 7. Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở

A. Hà Nội.

B. Gia Định.

C. Đà Nẵng.

D. Huế.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng.

II. Thông hiểu

Câu 8. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

D. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

Câu 9. Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã

A. làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.

B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược.

C. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây.

D. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản.

Đáp án: A

Giải thích:

Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.

Câu 10. Duyên cớ để liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam ngày 1-9-1858 là 

A. Chính sách cấm đạo, giết đạo của nhà Nguyễn 

B. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công 

C. Triều đình Nguyễn từ chối nhận quốc thư của chính phủ Pháp 

D. Triều đình Nguyễn không cho thương nhân châu Âu đến Việt Nam buôn bán

Đáp án: A

Giải thích:

Duyên cớ để liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam ngày 1-9-1858 là do triều đình nhà Nguyễn giam giữ và giết hại các giáo sĩ người Tây Ban Nha.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Nhật Bản

Lý thuyết Bài 2: Ấn Độ

Lý thuyết Bài 3: Trung Quốc

Lý thuyết Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20)

Lý thuyết Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

1 2027 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: