Lý thuyết GDCD 9 Bài 15 (mới 2024 + Bài Tập): Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 15.

1 4,020 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

I. Tóm tắt phần đặt vấn đề

- Ông Ân xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước.

- Lê cùng bạn thân tham gia đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông.

- A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tái sản quý của bệnh viện.

- N đi cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đường.

- Bà Tư vay tiền của chị Ba quá thời hạn, dây dưa không chịu trả nợ.

- Anh Sa là công nhân công ti Môi trường đô thị. Khi chặt cây, tỉa cành, anh không đặt biến báo nguy hiểm khiến một người đi đường bị thương do cành cây rơi xuống.

II. Nội dung bài học

1. Vi phạm pháp luật là gì?

- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Những loại vi phạm pháp luật:

+ Vi phạm pháp luật hình sự: hành vi phạm pháp, gây nguy hiểm cho xã hội

Lý thuyết Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Cướp giật tài sản là hành vi vi phạm pháp luật hình sự

+ Vi phạm pháp luật hành chính: hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại các quy tắc quản lí của nhà nước.

+ Vi phạm pháp luật dân sự: hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quan hệ tài sản và quan hệ dân sự khác.

Lý thuyết Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Tranh trấp tài sản là vấn đề liên quan đến luật dân sự

+ Vi phạm kỉ luật: hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quan hệ lao động, công vụ nhà nước,..

2. Trách nhiệm pháp lí là gì?

- Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hàng những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.

- Tương ứng với các loại vi phạm pháp luật thì sẽ có những loại trách nhiệm pháp lí:

+ Trách nhiệm hình sự;

+ Trách nhiệm hành chính;

+ Trách nhiệm dân sự.

+ Trách nhiệm kỉ luật.

3. Trách nhiệm của công dân

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật

- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Mỗi công dân đều phải chịu trách nhiệm đối với những hành động vi phạm pháp luật, gây hại đến xã hội.

- Việc nắm rõ kiến thức về luật là điều rất cần thiết nhằm bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A. trách nhiệm pháp lí

B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình

D. vi phạm đạo đức.

Đáp án: A

Giải thích: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là trách nhiệm pháp lí. (Mục 2, nội dung bài học, SGK/trang 53)

Câu 2: “tội phạm” là người có hành vi vi phạm

A. pháp luật dân sự

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật hình sự

D. kỉ luật.

Đáp án: C

Giải thích: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật Hình sự.

Câu 3: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm

A. vi phạm kỉ luật

B. vi phạm pháp luật.

C. vi phạm nội quy

D. vi phạm điều lệ.

Đáp án: B

Giải thích: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm vi phạm pháp luật. (Mục 1, phần nội dung bài học, SGK/trang 52)

Câu 4: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Đáp án: C

Giải thích: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Ví dụ vi phạm hợp đồng làm việc, quyền thừa kế, vay mượn…

Câu 5: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm

A. phạt tiền người vi phạm.

B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. lập lại trật tự xã hội.

D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Đáp án: B

Giải thích: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

Câu 6: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi

A. tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.

B. bảo tồn di sản văn hóa.

C. xây dựng chính sách phát triển kinh tế.

D. vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Đó là trách nhiệm của mỗi công dân (Mục 3, phần nội dung bài học, SGK/trang 53)

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đáp án: A

Giải thích: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 2: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

A. Quốc hội

B. Chính phủ

C. Viện Kiểm sát

D. Toà án.

Đáp án: D

Giải thích: Tòa án là cơ quan có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội.

Câu 3: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là

A. giáo dục, răn đe là chính.

B. có thể bị phạt tù.

C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Đáp án: A

Giải thích: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là giáo dục, răn đe là chính để giúp các em nhận ra lỗi lầm của mình, sống lương thiện, là người có ích cho xã hội.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.

C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.

D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Đáp án: C

Giải thích: Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù. Vì anh ta mới chỉ có “ý định đánh G để trả thù”, chưa phải là hành vi có lỗi, nên không bị coi là tội phạm.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

1 4,020 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: