Lý thuyết GDCD 9 Bài 14 (mới 2024 + Bài Tập): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 14.

1 4,344 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

- Ông An là nghệ nhân nổi tiếng về đồ gỗ mĩ nghệ. Thấy nhiều thanh niến mới lớn bỏ làng lên thành phố kiếm sống, ông tập trung họ lại, mở lớp dạy nghề và hướng dẫn các em sử dụng những những vật tư thừa trong sản xuất để làm ra những sản phẩm lưu niệm để bán nhằm trang trải cuộc sống.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Nhiều thanh niên mới lớn được ông An dạy nghề (minh họa)

- Chị Ba kí cam kết với Công ti TNHH Hoàn Long. Những sau khi làm được hơn một tháng, thấy có nơi khác công việc như thế nhưng trả công cao hơn, chị đã đòi thôi việc mà không báo trước với công ti.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm Lao động

- Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Công nhân đang lao động trong nhà máy

- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước và nhân loại

2. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quyền của công dân:

+ Dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,

+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Nghĩa vụ của công dân: lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

- Lao động là nghĩa vũ với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

3. Chính sách của Nhà nước

- Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo ra việc làm, học nghề và dạy nghề để có thể làm việc, kinh doanh.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Một tiết học tại Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân

4. Quy đinh của pháp luật

- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.

- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại.

- Cấm lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi.

- Cấm lạm dụng cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Lao động là nghĩa vụ của mỗi người.

- Hiện nay, cơ hội việc làm của những vùng sâu vùng xa vùng miền núi chưa cao, dẫn đến thực trạng di chuyển sức lao động tràn lan hoặc thình trạng thất nghiệp.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012 - 2013

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.

B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.

C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.

D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào

Đáp án: D

Giải thích: Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào là ý kiến không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động. Vì người lao động có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân và theo quy định của pháp luật về lao động.

Câu 2: Người lao động có nghĩa vụ

A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.

C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.

D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

Đáp án: A

Giải thích: Người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật về lao động?

A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.

B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động.

C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.

D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Khi nghỉ việc người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động như trong hợp đồng lao động đã kí kết giữa hai bên. Vì vậy, hành vi Tự ý nghỉ việc mà không báo trước là hành vi vi phạm của người lao động.

Câu 4: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Đáp án: C

Giải thích: Quyền được tuyển dụng lao động là quyền lao động của công dân. Đây là quyền người sử dụng lao động thuê người lao động làm công việc nhất định theo thỏa thuận hợp đồng kí kết giữa hai bên.

Câu 5: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động

A. lao động.

B. dịch vụ.

C. trải nghiệm.

D. hướng nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động lao động

Câu 6: Mọi công dân đều có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để

A. học nghề.

B. học gạo.

C. học vẹt.

D. học hỏi.

Đáp án: A

Giải thích: Mọi công dân đều có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Hành vi nào dưới đây vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên?

A. Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiêm.

B. Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 08 giờ/ 01 ngày và 40 giờ/ 01 tuần.

C. Không sử dụng người chưa thành niên sản xuất, kinh doanh côn, rượu, bia, thuốc lá.

D. Tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

Đáp án: A

Giải thích: Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiêm là hành vi vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên. (Mục 4, nội dung bài học, SGK/trang 49)

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.

B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước.

C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.

D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.

Đáp án: D

Giải thích: Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước. Vì vậy, quan điểm “Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.” Là không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân

Câu 3: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Đáp án: A

Giải thích: Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc là hành vi không đúng với luật lao động (Mục 4, nội dung bài học, SGK/trang 49)

Câu 4: Hành vi nào dưới đây vi phạm luật lao động?

A. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.

B. Sử dụng người lao động 20 tuổi.

C. Trách móc người lao động.

D. Ngược đãi người lao động.

Đáp án: D

Giải thích: Hành vi ngược đãi người lao động là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, hành vi này sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Lý thuyết Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

1 4,344 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: