Lý thuyết GDCD 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Bảo vệ hòa bình

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 4.

1 11,367 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm 10 triệu người chết, còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã làm 60 triệu người chết.

Lý thuyết Bảo vệ hòa bình | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Binh lính thiệt mạng trong chiến tranh

- Trong gia đoạn 1900 – 2000, đã có hơn 2 triệu trẻ em chết, hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích, tàn phế, 20 triệu trẻ em sống bơ vơ và hơn 3000 trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.

- Nhiều hoạt động bảo vệ hòa bình đã được diến ra trên toàn thế giới.

Lý thuyết Bảo vệ hòa bình | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Biểu tình phản đối tranh chấp ở Syria

- Những bức ảnh cho thấy hậu quả của chiến tranh và tình yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào được gọi là hòa bình và bảo vệ hòa bình?

- Hòa bình:

+ Là trạng thái không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

+ Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người và là khát vọng của nhân loại.

- Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng giải quyết tất cả các mâu thuẫn, xug đột.

2. Thực trạng hiện nay và lòng yêu hoàn bình của dân tộc ta

- Ngày nay, trên thế giới vẫn còn một số quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh về mặt vũ trang cũng như sự mâu thuẫn về mặt tôn giáo, dân tộc.

Lý thuyết Bảo vệ hòa bình | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Xung đột quân sự ở Afghanistan

- Việc ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của tất cả các quốc gia và tất cả mọi người trên thế giới.

- Việt Nam là một quốc gia phải hứng chịu nhiều nỗi đau do chiến tranh để lại, chính vị vậy, dân tộc Việt Nam càng thêm yêu tự do và thấu hiểu giá trị của hòa bình.

Lý thuyết Bảo vệ hòa bình | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Bom đạn vẫn còn sót lại ở nhiều nơi tại Việt Nam

3. Bảo vệ hòa bình bằng những cách nào?

- Đối với mỗi quốc gia: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới.

- Đối với mỗi người: có thái độ phê phán chiến tranh, yêu quí hòa bình, lên án những hành động gây chia rẽ, bất hòa giữa các quốc gia, các dân tộc.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Hòa bình là khát vọng của nhân loại, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mỗi người.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Hòa bình là

A. tranh chấp lãnh thổ của nhau.

B. sự bất hợp tác giữa các dân tộc.

C. không tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của nhau.

D. tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Đáp án: D

Giải thích: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Câu 2: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của

A. những nước lớn.

B. những nước có tiềm năng quân sự.

C. tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

D. những nước đang xảy ra chiến tranh.

Đáp án: C

Giải thích: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bởi, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta.

Câu 3: Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là

A. giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.

B. kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.

C. tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc .

D. gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.

Đáp án: B

Giải thích: Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.

Câu 4: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, thể hiện mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc giữa con người với con người là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Hợp tác

B. Hòa bình

C. Dân chủ

D. Hữu nghị

Đáp án: B

Giải thích: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, thể hiện mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc giữa con người với con người là nội dung thể hiện khái niệm hòa bình.

Câu 5: Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh được thể hiện

A. chỉ khi có chiến tranh.

B. chỉ khi có xung đột vũ trang.

C. khi có mâu thuẫn xảy ra.

D. mọi nơi, mọi lúc.

Đáp án: D

Giải thích: Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người. (SGK/trang 15).

Câu 6: Xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. chiến tranh lạnh.

B. chống khủng bố.

C. ổn định và hợp tác.

D. đối đầu xung đột.

Đáp án: C

Giải thích: Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Để bảo vệ hòa bình cần thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giởi. Bởi vì, xu thế chung của thế giới hiện nay là ổn định và hợp tác.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Sống khép mình mới tránh được xung đột.

B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.

C. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.

Đáp án: B

Giải thích: Ý kiến thể hiện lòng yêu hòa bình là: Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết. Vì giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng đàm phán sẽ tránh gây mâu thuẫn xung đột, tạo mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau sẽ là cơ sở góp phần vào việc bảo vệ hòa bình.

Câu 2: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?

A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.

B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.

C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.

D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.

Đáp án: D

Giải thích: Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh, đây là ý kiến không đúng khi nói về hòa bình. Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho mọi người. Vì vậy, hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình

C. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

D. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình

Đáp án: C

Giải thích: Tông trọng – bình đẳng – thân thiện là cơ sở xác lập mối quan hệ hiểu biết tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác là thể hiện lòng yêu hòa bình.

Câu 4: Anh S cho rằng muốn bảo vệ hòa bình thì cần đầu tư thật nhiều ngân sách quốc gia cho vũ khí quân là

A. có quan điểm đúng về hòa bình.

B. đưa ra ý kiến hay về bảo vệ hòa bình.

C. hiểu đúng về bảo vệ hòa bình.

D. hiểu sai biện pháp bảo vệ hòa bình.

Đáp án: C

Giải thích: Anh S cho rằng muốn bảo vệ hòa bình thì cần đầu tư thật nhiều ngân sách quốc gia cho vũ khí quân là hiểu sai biện pháp bảo vệ hòa bình. Vì bảo vệ hòa bình không phải là dùng sức mạnh quân sự mà là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Lý thuyết Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Lý thuyết Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Lý thuyết Bài 8: Năng động, sáng tạo

Lý thuyết Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

1 11,367 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: