Lý thuyết GDCD 9 Bài 7 (mới 2024 + Bài Tập): Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 7.

1 4,168 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

1. Bác Hồ nói về lòng yêu nươc của dân tộc ta

- Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Bác Hồ khẳng định :

+ Dân ta có tình yêu nước nồng nàn.

+ Lịch sử ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình yêu nước của nhân dân ta.

+ Cho dù chiến tranh hay thời đại hòa bình tình yêu nước vẫn là điều không thay đổi trong lòng người dân Việt Nam.

Lý thuyết Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Quang cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951)

2. Chuyện về một người thầy

- Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.

- Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh (lúc đó đã làm đến chức Hành khiến, một chức quan to trong triều đình) cùng một người bạn đến nhà thầy Chu.

- Dù thầy Chu mời ngồi sập nhưng họ chỉ xin được ngồi ở ghế kế bên.

- Biết thầy Chu rất quan tâm đến học trò cũ, ông Phạm Sư Mạnh ố trả lời cặn kẽ về việc làm của từng người, về cách cư xử với mọi người của họ.

II. Nội dung bài học

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

- Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, cách ứng xử,...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,...

Lý thuyết Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Tri ân thầy cô nhân ngày 20 – 11 cho thấy truyền thống tôn sư trọng đạo

- Các truyền thống về văn hóa: tập quán tốt đẹp, cách ứng xử đầy tình cảm, …về nghệ thuật có các làn điệu dân ca, chèo, tuồng, hát xẩm, ca trù,…

3. Trách nhiệm kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Những truyền thống quý báu của dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, vì vậy, kế thừa, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp này là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam.

- Những việc cần làm:

+ Tự hào, gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp.

+ Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc.

+ Tránh nhầm lẫn truyền thống với những hủ tục, phong tục cổ hủ, lạc hậu.

+ Bài trừ, lên án những hủ tục, phong tục lạc hậu.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Mỗi một quốc gia, dân tộc đều có những truyền thống tốt đẹp cần được phát huy và kế thừa.

Lý thuyết Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Lễ giỗ tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta

- Mỗi người chúng ta cũng cần tôn trọng các truyền thống, phong tục của các dân tộc khác trên thế giới.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Đáp án: A

Giải thích: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…)

Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:

“Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là…hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. những giá trị tinh thần

B. lịch sử lâu dài của dân tộc

C. những giá trị vật chất

D. cách ứng xử tốt đẹp

Đáp án: A

Giải thích: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 4: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta

A. dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách.

B. nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.

C. nhận được sự kính phục từ mọi người.

D. có thêm kinh nghiệm lao động, học tập.

Đáp án: A

Giải thích: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

Câu 5: Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

C. Không có những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc đối với cá nhân vẫn phát triển bình thường.

D. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không còn quan trọng nữa.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung: “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.” nói lên ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (Mục 3, nội dung bài học, SGK/trang 25)

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài.

B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu.

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Trân trọng các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Giúp đỡ người nghèo khổ.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Sưu tầm những nét văn hóa của các vùng miền.

Đáp án: C

Giải thích: Cần cù trong lao động là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Coi thường việc làm chân tay là hành vi không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Coi thường các làng nghề truyền thống.

B. Không tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Chê bai các phong tục tập quán.

Đáp án: C

Giải thích: Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng là hành động thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hành động ấy góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Câu 3: Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo.

Câu 4: Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở mỗi người dân đất Việt phải luôn hướng tới cội nguồn của mình.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Năng động, sáng tạo

Lý thuyết Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Lý thuyết Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên

Lý thuyết Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

1 4,168 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: