Lý thuyết GDCD 9 Bài 3 (mới 2024 + Bài Tập): Dân chủ và kỉ luật

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 3.

1 10,123 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

1. Chuyện của lớp 9A

- Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A đã triệu tập ban cán sự lớp để phổ biến nhiệm vụ, trách nhiệm và xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.

Lý thuyết Dân chủ và kỉ luật | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Quang cảnh buổi họp lớp 9A (minh họa)

- Nhờ có sự nỗ lực, ý thức tự giác của các bạn học sinh mà các kế hoạch đều hoàn thành. Cuối năm, lớp 9A được tuyên dương là một tập thể xuất sắc toàn diện.

2. Chuyện ở một công ti

- Sau buổi lễ khai trương, giám đốc công ti đã triệu tập nhân viên để phổ biến yêu cầu làm việc và cử đốc công theo dõi công việc hàng ngày.

- Do yêu cầu công việc căng thẳng, công ti không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần cho nhân viên dẫn đến sản xuất giảm sút, công ti thua lỗ.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật?

- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia, bàn bạc, thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể.

Lý thuyết Dân chủ và kỉ luật | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Dân chủ được thể hiện ở việc ai cũng được đóng góp ý kiến, quan điểm

- Kỉ luât là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả trong công việc.

2. Lợi ích của dân chủ, kỉ luật

- Lợi ích của dân chủ: mọi người được thể hiện, đóng góp và phát huy năng lực vào công việc chung của tập thể.

- Lợi ích của kỉ luật: đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hiệu quả.

- Thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật sẽ ạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả công việc của tập thể.

Lý thuyết Dân chủ và kỉ luật | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Danh ngôn của Doanh nhân – diễn giả truyền cảm hứng Jim Rohn

3. Thực hiện dân chủ, kỉ luật bằng cách nào?

- Đối với cán bộ lãnh đạo:

+ Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để mọi người được đóng góp ý kiến, tham gia vào công việc chung của tổ chức.

+ Có những quy định thưởng phạt rõ ràng để giữ kỉ luật của tổ chức.

- Đối vơi mỗi cá nhân:

+ Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, thực hiện vào những kế hoạch, hoạt động chung của tổ chức.

+ Chấp hành đúng những quy định, yêu cầu của tập thể, tổ chức.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Mỗi cá nhân thành công sẽ tạo nên những tổ chức thành công. Và ngược lại, một tổ chức thành công sẽ đem lại cho cá nhân nhiều lợi ích. Vì vậy, dân chủ và kỉ luật trong những tập thể, cộng đồng là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức nói riêng và quan trong đối với sự phát triển lâu dài của đất nước nói chung.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là

A. tự chủ

B. dân chủ

C. quản lí

D. tự quản

Đáp án: B

Giải thích: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là dân chủ (SGK/trang 10).

Câu 2: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính

A. tự giác

B. kỉ luật

C. tự chủ

D. tự quản

Đáp án: B

Giải thích: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính kỷ luật. Vì thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.

Câu 3: Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là tuân thủ

A. pháp luật.

B. kỉ luật.

C. dân chủ

D. quy ước.

Đáp án: B

Giải thích: Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là tuân thủ kỉ luật.

Câu 4: Tác dụng của việc thực hiện tốt kỉ luật là

A. phát huy được sự đóng góp của mọi người cho tập thể.

B. tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả công việc.

C. xây dựng xã hội giàu đẹp.

D. không có tác dụng gì vì mọi người rất tự giác làm việc.

Đáp án: B

Giải thích: Mỗi cá nhân tự giác tuân theo các quy định kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả công việc.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây vi phạm kỉ luật?

A. Không làm bài tập về nhà.

B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.

C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài.

D. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.

Đáp án: B

Giải thích: Không làm bài tập về nhà là hành vi vi phạm kỉ luật của học sinh, không làm tròn nghĩa vụ học tập của bản thân.

Câu 6: Thực hiện tốt dân chủ sẽ

A. tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

B. làm việc theo ý muốn của mình.

C. xây dựng được tình bạn đẹp.

D. đem lại cuộc sống ấm no.

Đáp án: A

Giải thích: Thực hiện tốt dân chủ sẽ tạo cơ hội cho mọi người phát triển. Bởi khi mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc đóng góp ý kiến sẽ phát huy được trí tuệ của mỗi cá nhân trong giải quyết các công việc chung.

Câu 7: Đối với mỗi cá nhân, chúng ta cần thực hiện kỉ luật một cách

A. bắt buộc.

B. cưỡng chế.

C. ép buộc.

D. tự giác.

Đáp án: D

Giải thích: Đối với mỗi cá nhân, chúng ta cần thực hiện kỉ luật một cách tự giác nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động, nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công việc

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện chưa đúng quyền dân chủ?

A. Tham gia các hoạt động tập thể.

B Tự ý quyết định việc đóng góp cho tất cả mọi người.

C. Đóng góp ý kiến về xây dựng bộ máy nhà nước.

D. Tham gia giám sát hoạt động của tổ chức mình tham gia.

Đáp án: B

Giải thích: Tự ý quyết định việc đóng góp cho tất cả mọi người là hành vi thể hiện chưa đúng quyền dân chủ. Bởi dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc các công việc chung liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Tiên học lễ, hậu học văn.

D. Nước có vua, chùa có bụt.

Đáp án: D

Giải thích: Câu tục ngữ “Nước có vua, chùa có bụt” nói về tính kỉ luật. Mỗi một cộng đồng đều có những quy định, quy ước yêu cầu mọi người phải tuân theo đó chính là kỉ luật.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng nhất khi nói về tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật?

A. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.

B. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, bảo vệ quyền lợi của mọi người.

C. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển nhân cách, cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển xã hội.

D. Ngăn chặn sự phát triển tự do của cá nhân trong tập thể.

Đáp án: A

Giải thích: Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người chính là tác dụng, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Lý thuyết Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Lý thuyết Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Lý thuyết Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Lý thuyết Bài 8: Năng động, sáng tạo

1 10,123 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: