Lý thuyết GDCD 9 Bài 6 (mới 2024 + Bài Tập): Hợp tác cùng phát triển

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 6.

1 4691 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

- Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN, Tổ chức Y tế thế giời WHO…

Lý thuyết Hợp tác cùng phát triển | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Các thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

- Tính đến tháng 12/2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Một số bức ảnh cho thấy sự hợp tác của Việt Nam và các quốc gia khác:

+ Bức ảnh thiếu tướng vũ trụ V. V Go-rơ-bát-cô và trung tướng Phạm Tuân thể hiện qua hệ hợp tác Việt - Xô.

+ Cầu Mĩ thuận, biểu tượng của sự hợp tác Việt Nam – Ô trâylia.

+ Các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kì hợp tác trong ca môt “phẫu thuật nụ cười”.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là hợp tác?

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.

- Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.

Lý thuyết Hợp tác cùng phát triển | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani

2. Lợi ích của việc hợp tác giữa các quốc gia

- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

- Tạo điều kiện giúp đỡ các nước nghèo, chậm phát triển.

Lý thuyết Hợp tác cùng phát triển | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Tổ chức UNICEF có nhiều hoạt động giúp đỡ Việt Nam

3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước

- Tăng cường việc hợp tác với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.

- Nguyên tắc hợp tác:

+ Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

+ Phản đối các âm mưu hành động gây sức ép.

4. Trách nhiệm của học sinh

- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh

- Quan tâm đến tình hình hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới.

- Luôn giữ thái độ hữu nghị, đoàn kết, thân thiện với người nước ngoài.

Lý thuyết Hợp tác cùng phát triển | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Giữ thái độ hữu nghị, đoàn kết, thân thiện với người nước ngoài

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Việt Nam những năm qua cũng rất chú trọng đến quá trình hợp tác song phương và đa phương nhằm phát triển sâu rộng tất cả các lĩnh vực khác nhau.

- Việc hợp tác với nhiều quốc gia giúp Việt Nam có những bước phát triển mạnh.

Lý thuyết Hợp tác cùng phát triển | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Chủ tịch nước Trần Đại Quâng và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. giúp nhau trong công việc.

B. cộng đồng trách nhiệm.

C. hợp tác cùng phát triển.

D. liên kết để phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là hợp tác. (Mục 1, nội dung bài học, SGK/trang 22)

Câu 2: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì

A. đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.

B. đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.

C. đó là những thách thức rất to lớn.

D. đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu.

Đáp án: D

Giải thích: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu. (Mục 2, nội dung bài học, SGK/Trang 22)

Câu 3: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.

B. bình đẳng cùng có lợi.

C. cá lớn nuốt cá bé.

D. không bên nào có lợi.

Đáp án: B

Giải thích: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Đây chính là nguyên tắc của hợp tác.

Câu 4: Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện

A. làm việc vì lợi ích tập thể.

B. việc ai người ấy làm.

C. làm việc vì lợi ích cá nhân.

D. làm việc cùng nhau vì mục đích chung.

Đáp án: D

Giải thích: Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện làm việc cùng nhau vì mục đích chung. Ví dụ: học sinh cùng làm bài tập nhóm thầy cô giáo đó chính là hợp tác cùng phát triển.

Câu 5: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần

A. chấp nhận phần thua thiệt về mình.

B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.

C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.

D. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Đáp án: D

Giải thích: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần biết lắng nghe và tôn trọng người khác. Đây chính là trách nhiệm của công dân về hợp tác cùng phát triển.

Câu 6: Trong giờ học Địa lý ở lớp 6D, cô giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm, nhưng bạn H không tham gia. Hành vi đó thể hiện H là người

A. có tinh thần tự chủ.

B. có đức tính tự lập.

C. không có tinh thần hợp tác.

D. có ý thức học tập độc lập.

Đáp án: C

Giải thích: Hành vi của bạn H trong tình huống này là không có tinh thần hợp tác vì không tham gia vào thực hiện nhiệm vụ học tập chung của nhóm mà cô giáo đã giao.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác

A. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.

B. phải lựa chọn những hợp đồng chỉ có lợi cho mình.

C. phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.

D. phải hi sinh vì lợi ích của người khác.

Đáp án: A

Giải thích: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác không được làm phương hại đến lợi ích của nhau

Câu 2: Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng

D. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn

Đáp án: D

Giải thích: Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không dựa trên những nguyên tắc chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn. Bởi nguyên tắc chung của hợp tác là bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

Câu 3: Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.

B. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.

C. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.

D. Phải dành cho đối tác sự tôn trọng.

Đáp án: C

Giải thích: Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình. Vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu riêng, sự hợp tác sẽ giúp cho ta học hỏi được kinh nghiệm, phát triển năng lực cá nhân giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế?

A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Đáp án: A

Giải thích: Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Lý thuyết Bài 8: Năng động, sáng tạo

Lý thuyết Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Lý thuyết Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên

Lý thuyết Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1 4691 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: