Lý thuyết GDCD 9 Bài 16 (mới 2024 + Bài Tập): Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 16.

1 3109 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

I. Tóm tắt phần đặt vấn đề

- Điều 10 và 13 Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định:

+ Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công trình khác trong nội bộ cộng đồng cư dân phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định.

II. Nội dung bài học

1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội

- Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội: tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội

- Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo quyền làm chủ và thực hiện được trách nhiệm của công dân.

2. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hôi bằng cách:

- Trực tiếp: bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động của cán bộ, cơ quan nhà nước.

Lý thuyết Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Trực tiếp đóng góp ý kiến thông qua Hội nghị tiếp xúc cử tri

- Gián tiếp: thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội

- Nhà nước: đảm bảo và tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

- Công dân: tham gia vào các công việc của Nhà nước.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo quyền làm chủ và thực hiện được trách nhiệm của công dân.

- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số bộ phận người dân thường xuyên không thực hiện quyền của mình. Điển hình như việc đi bầu cử, nhiều người thường không đi hoặc bầu cho có. Đây chính là hành động thờ ơ, không coi trọng chính quyền lợi của bản thân.

Lý thuyết Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Có mấy hình thức để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng hai hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Câu 2: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nêu ý kiến với đại biểu của Hội đồng nhân dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri được gọi là tham gia

A. tự do

B. trực tiếp

C. gián tiếp

D. ép buộc

Đáp án: C

Giải thích: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nêu ý kiến với đại biểu của Hội đồng nhân dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri được gọi là tham gia gián tiếp.

Câu 3: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền khiếu nại, tố cáo

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội

D. Quyền tự do dân chủ của nhân dân

Đáp án: C

Giải thích: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội là nội dung của quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Câu 4: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là

A. hình thức dân chủ trực tiếp.

B. hình thức dân chủ gián tiếp.

C. hình thức dân chủ tập trung.

D. hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích: Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là hình thức dân chủ trực tiếp.

Câu 5: Người trong độ tuổi nào sau đây mới đủ quyền tham gia bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở

Đáp án: B

Giải thích: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 6: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền

A. bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Đáp án: D

Giải thích: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Việc xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận. ngôn luận.

B. Quyền tham gia xây dựng đất nước.

C. Quyền tự do dân chủ.

D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 2: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chỉ tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

B. Quyền tố cáo của công dân.

C. Quyền khiếu nại của công dân.

D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Hành động của chị Lan trong trường hợp này thể hiện quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội của công dân?

A. Học tập.

B. Khiếu nại, tố cáo.

C. Kinh doanh.

D. Mua bảo hiểm y tế.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản luật có liên quan.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải là tham gia quyền quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân?

A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. Đăng ký sở hữu tài sản cá nhân.

C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.

D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu ý dân.

Đáp án: B

Giải thích: Đăng ký sở hữu tài sản cá nhân không phải là tham gia quyền quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

1 3109 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: