Lý thuyết GDCD 9 Bài 13 (mới 2024 + Bài Tập): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 13.

1 4017 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

- Qua công tác điều tra, Cục quản lí thị trường tỉnh T đã phát hiện X có hành vi sản xuất, buôn bán mì chính Ajinomoto và Vedan giả.

- X khai mình đã mua mì chính Saji, mỗi bao 25kg rồi đóng vào bao mì chính có nhãn hiệu Ajinomoto và Vedan, mỗi túi 454g và bán ra thị trường để thu lãi cao.

Lý thuyết Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

X có hành vi buôn bán mì chính giả

- Theo Điều 7 Luật Thuế thụ đặc biệt năm 2008, Nhà nước ta quy định mức thuế đối với một số ngành, mặc hàng như sau:

+ Thuốc lá điếu: 65%

+ Rượu dưới 200: 25%

+ Xăng các loại: 10%

+ Vàng mã, hàng mã: 70%

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm Kinh doanh và Quyền tự do kinh doanh

- Kinh doanh là là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm thu lợi nhuận.

- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của nhà nước như kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành nghê ghi trong giấy phép,…

2. Thuế là gì?

- Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước nhằm chi cho những công việc chung như an ninh, quốc phòng, xây dựng trường học,….

Lý thuyết Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo kinh tế phát triển theo đúng định hướng của nhà nước.

3. Trách nhiệm của công dân

- Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.

Lý thuyết Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Công dân cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Mỗi công dân có quyền tự cho lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật.

Lý thuyết Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Mọi công dân có quyền tự do kinh doanh

- Đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Câu hỏi Nhận biết

Câu 1: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là

A. đầu cơ.

B. kinh doanh.

C. nhập khẩu.

D. xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là kinh doanh.

Câu 2: Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng nào sau đây?

A. Xăng các loại.

B. Rượu dưới 200.

C. Thuốc lá điếu.

D. Nước sạch.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng thuốc lá điếu là 65% nhằm hạn chế tiêu thụ những mặt hàng không thiết yếu, có hại cho sức khỏe con người.

Câu 3: Theo Điều 7 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Nhà nước ta quy định mức thuế đối với Thuốc lá điếu là

A. 70%.

B. 65%.

C. 25%.

D. 10%.

Đáp án: B

Giải thích: Theo Điều 7 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Nhà nước ta quy định mức thuế đối với Thuốc lá điếu là 65% (SGK/trang 45)

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?

A. Thuốc bảo vệ thực vật.

B. Thuốc chữa bệnh.

C. Thuốc lá.

D. Thuốc nổ.

Đáp án: D

Giải thích: Theo quy định của pháp luật, mặt hàng không được phép kinh doanh là thuốc nổ nhằm phòng ngừa tai nạn do cháy nổ gây ra.

Câu 5: Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

A. ủng hộ nhân đạo.

B. tự nguyện.

C. bắt buộc.

D. quyên góp.

Đáp án: C

Giải thích: Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, vì vậy đóng thuế là bắt buộc.

Câu 6: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là

A. tiền.

B. sản vật.

C. sản phẩm.

D. thuế.

Đáp án: D

Giải thích: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là thuế.

Câu hỏi Thông hiểu

Câu 1: Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Nộp thuế kinh doanh.

C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

D. Công khai và báo cáo thu nhập.

Đáp án: D

Giải thích: Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ công khai và báo cáo thu nhập.

Câu 2: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. 2 năm đến 4 năm.

B. 2 năm đến 5 năm.

C. 2 năm đến 6 năm.

D. 2 năm đến 7 năm.

Đáp án: D

Giải thích: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù 2 năm đến 7 năm. (SGK/trang 46)

Câu 3: Anh A đi mua xăng bị bơm thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm điều nào dưới đây?

A. Kê khai không đúng số vốn.

B. Trốn thuế.

C. Gian lận.

D. Kinh doanh hàng lậu.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này hành vi của người bán xăng là hành vi gian lận trong kinh doanh.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?

A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.

B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.

C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.

D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật: kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh, không kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cấm…

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

1 4017 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: