Lý thuyết GDCD 9 Bài 11 (mới 2024 + Bài Tập): Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 11.

1 1393 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

- Trong bức thư của đồng chí Bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên, đăng trên báo Nhân dân ngày 26 - 3 - 2003 có nêu một số vấn đề như sau:

+ Đại hội IX đề ra phương hướng: tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.

+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Lớp trẻ hiện nay phấn đấu trở thành lực lượng xung kích, nòng cốt góp phần vào mục tiêu của toàn dân tộc.

+ Mỗi thanh niên cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước, xã hội.

Lý thuyết Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Đại hội Đảng lần thứ XII ( 25/1/2021 - 1/2/2021)

II. Nội dung bài học

1. Trách nhiệm cảu thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe.

Lý thuyết Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Thanh niên tích cực học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật

- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, các hoạt động sản xuất, xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, ….

Lý thuyết Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Thanh niên tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

2. Nhiệm vụ của học sinh

- Ra sức học tập rèn luyện toàn diện về cả kiến thức và kĩ năng.

- Xác định lí tưởng sống đúng đắn

- Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để thực hiện tốt lí tưởng của bản thân.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Thế hệ trẻ cần phải trau dồi về mặt lí tưởng, đạo đức, kiến thức và kĩ năng nhằm xây dựng đất nước ngày cành phát triển hơn.

Lý thuyết Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Học sinh THCS tham gia cuộc thi tìm hiểu khoa học – kĩ thuật

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 11: Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí được gọi là

A. công nghiệp hóa.

B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. hiện đại hóa.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí được gọi là công nghiệp hóa.

Câu 2: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là

A. công nghiệp hóa.

B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. hiện đại hóa.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 3: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thanh niên giữ vai trò là

A. lực lượng quyết định.

B. lực lượng tinh nhuệ.

C. lực lượng nòng cốt.

D. lực lượng chủ yếu.

Đáp án: C

Giải thích: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thanh niên giữ vai trò là lực lượng nòng cốt (SGK/trang 39)

Câu 4: Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là

A. tích cực nghiên cứu khoa học.

B. sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học – kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.

C. đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.

D. tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích: Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là: tích cực nghiên cứu khoa học, sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học – kĩ thuật về áp dụng vào trong nước, đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.

Câu 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng

A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.

D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

Câu 6: Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước vì lí do nào dưới đây?

A. Họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.

B. Họ là người trẻ, khỏe.

C. Họ nhanh nhẹn, tháo vát.

D. Họ được đầu tư học hành đến nơi đến chốn.

Đáp án: A

Giải thích: Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước vì họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện. (SGK/trang 39)

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Em đồng ý với kiến nào dưới đây khi nói về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa – hiện đại hóa?

A. Hai khái niệm tách rời, không liên quan gì đến nhau.

B. Chỉ cần công nghiệp hóa không cần hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

D. công nghiệp hóa cũng là hiện đại hóa.

Đáp án: C

Giải thích: Em đồng ý với kiến: Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa, khi nói về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu 2: Để nước ta trở thành nước CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta cần đầu tư đến yếu tố nào dưới đây?

A.Cơ sở vật chất.

B. Con người.

C. Máy móc hiện đại.

D. Khoa học – kĩ thuật.

Đáp án: B

Giải thích: Để nước ta trở thành nước CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta cần đầu tư đến yếu tố con người. Vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 3: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm của thanh niên?

A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

B. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế.

C. Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức.

D. Luôn ngại khó, ngại khổ.

Đáp án: A

Giải thích: Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện là biểu hiện trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 4: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện thiếu trách nhiệm của thanh niên?

A. Nước đến chân mới nhảy.

B. Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.

C. Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội.

D. Vượt khó thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

Đáp án: A

Giải thích: Nước đến chân mới nhảy là biểu hiện thiếu trách nhiệm của thanh niên.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

1 1393 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: