Lý thuyết GDCD 9 Bài 12 (mới 2024 + Bài Tập): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 12.

1 6,555 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

1. Chuyện của T

- T học hết lớp 10 thì có anh K hỏi cưới. Thấy gia đình K giàu, bố mẹ T đồng ý và hi vọng T được hạnh phúc.

- Tuy nhiên, K là một thanh niên lười biếng, rượu chè. Ngay cả khi T sinh đứa con đầu lòng, K cũng bỏ bê không chăm sóc vợ con.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

2. Nỗi khổ của M

- M là một cô gái đảm đang, hay làm và đồng ý lời yêu của H, một anh chàng thợ mộc trong thôn.

- Trong những lần đi chơi, do sợ H giận và cho rằng mình không yêu H thật lòng, M đã quan hệ tình dục với H.

- Sau đó, M có thai. Cha mẹ, anh chị H phản đối và không chấp nhận M.

- M sinh con và vất vả nuôi con trong sự hắt hủi của cha mẹ, sự chê cười của bạn bè, hàng xóm.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm Hôn nhân

- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận hạnh phúc.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.

2. Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân

a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, biên giới và được pháp luật bảo vệ

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân

- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Kết hôn tự nguyện và được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Cấm kết hôn trong các trường hợp:

+ Người mất hành vi nhân sự

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ,

+ Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

+ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Giữa những người cùng giới tính.

- Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

3. Trách nhiệm của mỗi công dân trong hôn nhân

- Có thái độ thận trọng và nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân

- Không vi phạm pháp luật về quy định hôn nhân

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Mỗi người phải có trách nhiệm với quyết định và với cuộc hôn nhân của bản thân. Trước khi đưa ra quyết định phải suy nghĩ thật kĩ để không hối hận.

- Không kết hôn khi chưa đến độ tuổi quy định.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn theo giới tính và khu vực năm 2019.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Bình đẳng trong hôn nhân là

A. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.

B. vợ chồng chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tùy trường hợp.

C. vợ chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.

D. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Đáp án: D

Giải thích: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 2: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng

B. Tình yêu chân chính.

C. Hợp nhau về gu thời trang.

D. Có việc làm ổn định

Đáp án: B

Giải thích: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng là tình yêu chân chính. Đó là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

Câu 3: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn?

A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.

C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 4: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là

A. tái hôn

B. tảo hôn

C. li hôn.

D. kết hôn.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là tảo hôn.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, trường hợp bị cấm kết hôn khi người đó đang

A. bị tâm thần.

B. đã bị li hôn.

C. ly hôn ba lần.

D. bị mắc bệnh ung thư.

Đáp án: A

Giải thích: Theo quy định của pháp luật, trường hợp bị cấm kết hôn khi người đó đang bị tâm thần – người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?

A. Đàn ông năm thê, bảy thiếp.

B. Người khác tôn giáo không được kết hôn với nhau.

C. Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

D. Vợ có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân?

A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc.

C. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.

D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.

Đáp án: D

Giải thích: Quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân là kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói vê hôn nhân?

A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

B. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.

C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.

D. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ sở quan trọng của hôn nhân là tình yêu chân chính chính. Bởi vậy , quan điểm “Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối” là quan điểm không đúng khi nói về hôn nhân.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không bị cấm kết hôn?

A. Anh chị em cùng cha, khác mẹ.

B. Con riêng của chồng với con riêng của vợ.

C. Anh chị em con chú, con bác.

D. Bố dượng với con riêng của vợ.

Đáp án: B

Giải thích: Kết hôn giữa con riêng của chồng với con riêng của vợ, không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình.

B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái.

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Đáp án: B

Giải thích: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành những công dân tốt. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng, vì vậy, nhận định “Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái” là sai.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

1 6,555 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: