Lý thuyết GDCD 9 Bài 5 (mới 2024 + Bài Tập): Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 5.

1 4318 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

- Tính đến tháng 10 – 2002, Việt Nam có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương với các nước trên thế giới.

- Tính đến tháng 3 – 2003, Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, đã trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới.

- Bức ảnh chụp Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ năm ( ASEM 5) ngày 8 tháng 10 năm 2004 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm tình hữu nghị

- Tình hữu nghĩ giữa các dân tôc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Lý thuyết Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Lễ Kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào

2. Lợi ích của tình hữu nghị giữa các nước

- Tạo điều kiện để các nước hợp tác, phát triển về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục,…

Lý thuyết Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Cựu tổng thống Donald Trump

- Tạo sự hiểu biết, tranh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

3. Chính sách của Đảng và Nhà nước

- Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.

Lý thuyết Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malaysia Ma-ha-thia Mô-ha-mát

- Những chính sách này góp phần giúp các nước hiểu rõ hơn về Việt Nam, từ đó tạo ra nhiều cơ hội hòa nhập và phát triển.

- Mỗi công dân Việt Nam cần có trách nhiệm thể hiện tình cảm hữu nghi, đoàn kết với người nước ngoài bằng thái độ, hành động, tôn trọng và thân thiện.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Việc xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới không phải việc đàm phán chính trị mà chính là sự nhìn nhận, đánh giá của người dân giữa mỗi quốc gia với nhau.

- Chúng ta nên có thái độ tôn trọng, hữu nghị với người nước ngoài để tạo nên những mối quan hệ tốt – tiền đề của tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

Lý thuyết Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Sinh viên Việt Nam với các bạn sinh viên nước ngoài

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa

A. những nước láng giềng.

B. nước này với nước khác.

C. các nước đang phát triển.

D. tôn giáo này với tôn giáo khác.

Đáp án: B

Giải thích: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. (SGK/Trang 18)

Câu 2: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ

A. đối tác kinh tế.

B. bạn bè thân thiện.

C. đối đầu thay đối thoại.

D. mâu thuẫn, xung đột.

Đáp án: B

Giải thích: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ bạn bè thân thiện.

Câu 3: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là

A. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.

B. các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.

C. gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

D. các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt. Ví dụ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về Giáo dục, bảo vệ môi trường…

Câu 4: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về

A. quan hệ đồng minh chiến lược.

B. quan hệ láng giềng, đồng chí.

C. tình cảm thủy chung gắn bó.

D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Đáp án: D

Giải thích: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Là là một trong những ví dụ tiêu biểu về tình hữu nghị giữa các dân tộc, là mối quan hệ thân thiện, hợp tác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế…

Câu 5: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách

A. đối ngoại hòa bình, hữu nghị.

B. làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp.

C. xây dựng môi trường hữu nghị.

D. đối ngoại là ưu tiên hàng đầu.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị nhằm duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển đất nước.

Câu 6: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm

A. bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

B. đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển.

C. thể hiện sự tự hào về các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

D. tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Việc làm nào dưới đây không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày?

A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.

B. Hòa đồng với các bạn trong lớp.

C. Ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.

D. Tham gia các hoạt động giao lưu do trường tổ chức.

Đáp án: C

Giải thích: Ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp là hành vi không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. Vì cần phải biết phân biệt đúng sai, biết đấu tranh phê phán những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế?

A. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.

B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài.

C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng.

D. Viết thư kêu gọi hòa bình, bảo vệ chiến tranh.

Đáp án: C

Giải thích: Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng là hành vi không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế. Đây là hành vi cần phải loại bỏ, bởi nó làm xấu đi hình ảnh đất nước con người Việt Nam hiền hòa, chất phát trong mắt du khách nước ngoài.

Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Quan sơn muôn dặm một nhà/bốn phương vô sản đều là anh em”. Câu nói đó của thể hiện

A. năng động sáng tạo.

B. bảo vệ hòa bình.

C. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

D. hợp tác cùng phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Quan sơn muôn dặm một nhà/bốn phương vô sản đều là anh em”. Câu nói đó của thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Đây cũng chính là kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta xây dựng tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.

B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi gặp khó khăn.

C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.

D. Không tham gia các hoạt động với học sinh các nước.

Đáp án: C

Giải thích: Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai là hành vi thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới, bởi nó thể hiện tình đoàn kết với bạn bè quốc tế, giúp đỡ hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Lý thuyết Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Lý thuyết Bài 8: Năng động, sáng tạo

Lý thuyết Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Lý thuyết Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên

1 4318 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: