Lý thuyết GDCD 9 Bài 18 (mới 2024 + Bài Tập): Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 18.

1 2,385 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

Nguyễn Hải Thoại – Một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật

- Anh hùng Lao động Nguyễn Hải Thoại luôn trăn trở làm sao để phát triển công ti ngang tầm với sự đổi mới của đất nước.

- Việc đầu tiên anh làm là quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Tiếp đó, anh cũng mở rộng quy mô sản xuất để phát huy tiềm năng của người lao động. Anh cũng luôn làm gương cho mọi người: thực hiện đúng quy định của phát luật, đóng thuế đúng hạn, đóng bảo hiểm lao động đúng hạn,…

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm Sống có đạo đức và Tuân theo pháp luật

- Sống có đạo đức là:

+ Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội;

+ Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung;

+ Biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ;

+ Lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo Pháp luật là luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật.

2. Mối quan hệ của Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

- Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật...

- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng và được mọi người kính trọng.

3. Cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vê tổ quốc?

- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là có trách nhiệm với bản thân và cũng góp phần xây dựng đất nước, xã hội.

- Một người có đạo đức sẽ luôn được người khác quý trọng và yêu quý. Sống có đạo đức là phẩm chất thiết yếu của mỗi con người.

Lý thuyết Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Lời răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống đạo đức

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Người sống có đạo đức thì luôn tự nguyện tuân theo những quy định

A. rất hà khắc.

B. của bản thân.

C. có tính ràng buộc.

D. của pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Người sống có đạo đức thì luôn tự nguyện tuân theo những quy định của pháp luật.

Câu 2: Sống có đạo đức là phải

A. hành động theo chuẩn mực.

B. tuân theo mọi chuẩn mực.

C. hành động đúng đắn.

D. tuân theo pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật. Bởi đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 3: Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật được gọi là

A. sống có đạo đức

B. tuân theo pháp luật

C. sống phù hợp với chuẩn mực xã hội

D. tuân theo kỷ luật

Đáp án: B

Giải thích: Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật được gọi là tuân theo pháp luật

Câu 4: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người

A. sống thiếu đạo đức

B. sống có đạo đức.

C. tuân theo pháp luật

D. vi phạm pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người sống có đạo đức.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức?

A. Dắt cụ già qua đường

B. Bắt nạt các em nhỏ.

C. Chặt phá rừng bừa bãi

D. Gây gổ đánh nhau với các bạn.

Đáp án: A

Giải thích: Dắt cụ già qua đường là biểu hiện của sống có đạo đức, điều đó thể hiện lòng yêu thương con người, một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 6: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là

A. giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

B. được mọi người yêu quý, kính trọng

C. làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, được mọi người yêu quý, kính trọng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người

A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau

B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc

C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình

D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật

Đáp án: D

Giải thích: Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người có đạo đức và biết tuân theo pháp luật. Bởi đó vừa là giá trị đạo đức, vừa là các quy định của pháp luật.

Câu 2: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là

A. sống có đạo đức.

B. sống có trách nhiệm.

C. sống có kỉ luật.

D. sống có văn hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là sống có đạo đức.

Câu 3: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. tuân theo pháp luật.

B. sống có văn hóa.

C. sống có đạo đức.

D. sống có trách nhiệm.

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là tuân theo pháp luật.

Câu 4: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về nội dung nào dưới đây?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Đáp án: A

Giải thích: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về nội dung sống có đạo đức.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

1 2,385 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: