Lý thuyết GDCD 9 Bài 8 (mới 2024 + Bài Tập): Năng động, sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 8.

1 2274 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo

I. Tóm tắt nội dung câu truyện

1. Nhà bác học Ê - đi - xơn

- Ê-đi-xơn thôi học vào năm 12 tuổi và đi bán báo kiếm tiền nuôi gia đình.

- Một lần, mẹ cậu bị bác sĩ chuẩn đoán là đau ruột thừa cấp tính, phải mổ ngay. Không có tiền đưa mẹ đi bệnh viện nên cậu đã sử dụng những tấm gương lớn, nến và đèn dầu để tạo nên một vùng đủ sáng để bác sĩ phẫu thuật cho mẹ cậu.

- Và cũng nhờ sự năng động sáng tạo, tìm tòi khám phá mà sau này, Ê-đi-xơn đã sáng chế ra đèn điện, máy ghi âm, điện thoại,…

Lý thuyết Năng động, sáng tạo | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Nhà bác học Ê-đi-xơn

2. Lê Thái Hoàng - một học sinh năng động sáng tạo

- Lê Thái Hoàng, học sinh lớp 12A, khối phổ thông chuyên Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là một tấm gương về sự năng động, sáng tạo, tìm tòi cái mới.

- Lê Thái Hoàng đã bằng sự say mê, nổi lực và ý chí quyết tâm cao trong học tập để nghiên cứu và tìm tòi ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn.

- Năm 1998, Hoàng đạt giải nhì toán quốc gia, huy chương đồng toán quốc tế lần thứ 39. Tháng 7 - 1999, Hoàng đã vinh dự được trao Huy chương Vàng Toán quốc tế lần thứ bốn mươi.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là năng động, sáng tạo?

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê , tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

- Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, xử lí linh hoạt các tình huống trong công việc, học tập,… để đạt kết quả cao.

Lý thuyết Năng động, sáng tạo | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

2. Ý nghĩa của năng động, sáng tạo

- Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.

Lý thuyết Năng động, sáng tạo | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Ê-đi-xơn phát minh ra tài điện từ sự gợi ý của bà lão

- Nhờ năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước

3. Rèn luyện sự năng động, sáng tạo

- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ

- Nỗ lực vượt qua những khó khăn, không bỏ cuộc

- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Sự năng động, sáng tạo là yêu cầu tất yếu ở mỗi người.

- Sự năng động, sáng tạo mang đến cho mỗi người sự chủ động, tích cực tìm tỏi, khám phá những điều mới mẻ, độc đáo, mới lạ.

Lý thuyết Năng động, sáng tạo | GDCD lớp 9 (ảnh 1)

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8: Năng động sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có là biểu hiện của sự

A. lười biếng.

B. sáng tạo.

C. thụ động.

D. chí công vô tư.

Đáp án: B

Giải thích: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có là biểu hiện của sự sáng tạo.

Câu 2: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người

A. thụ động.

B. lười biếng.

C. năng động.

D. khoan dung.

Đáp án: C

Giải thích: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người năng động.

Câu 3: Đối lập với năng động và sáng tạo là

A. làm việc có kế hoạch, sắp xếp công việc khoa học.

B. tự làm mọi việc không phụ thuộc vào người khác.

C. luôn suy nghĩ, tìm tòi ra cái mới, giá trị mới.

D. luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác.

Đáp án: C

Giải thích: Đối lập với năng động và sáng tạo là luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác.

Câu 4: Biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập là

A. không tự giác, chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.

B. lười suy nghĩ, khi gặp bài khó thì chép bài của bạn

C. luôn ỷ lại, trông chờ vào người khác

D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.

Đáp án: D

Giải thích: Biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập là tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học. Điều này giúp học sinh chủ động trong học tập, rèn luyện để có được kết quả cao.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?

A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.

B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.

C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.

D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

Đáp án: A

Giải thích: Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó là việc làm thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh, tạo ra tính ỉ lại, lười suy nghĩ, bởi vậy sẽ khó có được kết quả cao trong học tập.

Câu 6: Phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do

A. tích cực rèn luyện mà có.

B. sở thích của họ quyết định.

C. di truyền mà có.

D. bắt chước mà có.

Đáp án: A

Giải thích: Không phải tự nhiên mà có phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do tích cực rèn luyện mới có.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đạc bừa bãi, không chịu sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.

Đáp án: B

Giải thích: Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý là hành vi thể hiện tính sáng tạo trong công việc.

Câu 2: Câu Thành ngữ nào sau đây thể hiện năng động sáng tạo?

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Vạn sự khởi đầu nan.

C. Nước đến chân mới nhảy.

D. Tiến thoái lưỡng nan.

Đáp án: D

Giải thích: Câu thành ngữ: Cái khó ló cái khôn – nói về tính năng động, sáng tao. Qua quá trình làm việc, qua khó khăn gian khổ con người đúc rút cho mình kinh nghiệm, cách làm việc có hiệu quả.

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo của học sinh?

A. H là học sinh lớp 9 đã tự ý nghỉ học để đi kiếm tiền.

B. Trong giờ học ngữ văn, bạn K thường đem bài tập toán ra làm.

C. Trong các giờ học trên lớp, bạn A thường trao đổi bài và nhờ bạn làm bài hộ mình.

D. Bạn M luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài và tìm ra cách giải độc đáo.

Đáp án: D

Giải thích: Bạn M luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài và tìm ra cách giải độc đáo. Sự chủ động, say mê học tập của bạn chính là hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo của học sinh.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?

A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.

B. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.

C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.

D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

Đáp án: A

Giải thích: Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó là hành vi thiếu năng động, sáng tạo của học sinh. Tạo ra sự ỉ lại, lười suy nghĩ sẽ là lỗ hổng kiến thức của học.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Lý thuyết Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên

Lý thuyết Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Lý thuyết Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

1 2274 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: