Lý thuyết Sinh học 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.

1 6,080 07/09/2023


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây

- Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh

- Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá

Chuẩn bị:

- Dụng cụ, thiết bị: lam kính, ống nghiệm, cốc thủy tinh 100mL, chậu trồng cây, kim mũi mác, kẹp, giấy thấm, dao lam, giá ống nghiệm, kính hiển vi, video về quy trình trồng cây thủy canh, khí canh

- Hóa chất: dung dịch màu thực phẩm, xanh methylen, dung dịch cobalt chloride,...

- Mẫu vật: cành có hoa màu trắng, cây cảnh, cây có hệ rễ chùm hoàn chỉnh,...

Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật:

  •  Nguyên lí: dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho rễ cây trước và sau thời gian thí nghiệm để chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ.

  (ảnh 1)

Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân:

  • Nguyên lí: sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật, qua đó chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân.

 (ảnh 2)

Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá:

  • Nguyên lí: dựa vào sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride để chứng minh có quá trình thoát hơi nước ở lá.

 

 (ảnh 3) 

Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng của lá

  (ảnh 4)

Thực hành tưới nước chăm sóc cây

  • Nguyên lí: tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây. Khi tưới nước không đủ hoặc thừa so với nhu cầu sinh lí của cây, cây mất cân bằng nước, biểu hiện thành triệu chứng héo, thối, có thể dẫn đến chết cây.

  (ảnh 5)

Thực hành trồng cây thủy canh, khí canh

- Nguyên lí: Thuỷ canh và khí canh là hai phương pháp trồng cây không cần đất, dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hoà tan trong dung dịch trồng cây. Điều chỉnh hàm lượng và thành phần các nguyên tố khoáng trong dung dịch sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau. Trong hệ thống thuỷ canh, cây được trồng vào các giá thể trơ (xơ dừa, đất sét nung,...) chứa trong các rọ trồng cây và đặt trong dung dịch dinh dưỡng. Trong hệ thống khí canh, dung dịch dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng sương nhờ máy bơm.

- Quy trình thực hành: Học sinh xem video về quy trình trồng cây theo phương pháp thuỷ canh và khí canh, thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nêu các dụng cụ, hoá chất được sử dụng để trồng cây thuỷ canh, khí canh.

+ Vẽ sơ đồ các bước tiến hành trồng cây thuỷ canh và khí canh.

+ So sánh, rút ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp này so với phương pháp trồng cây trên đất.

- Tuỳ từng điều kiện, học sinh có thể tham quan các mô hình trồng cây thuỷ canh, khí canh tại địa phương (nếu có), tham gia thực hiện một số bước trong quy trình sản xuất cây thủy canh theo quy trình được hướng dẫn bởi cơ sở sản xuất.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Lý thuyết Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Lý thuyết Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Lý thuyết Bài 9: Hô hấp ở động vật

Lý thuyết Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

1 6,080 07/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: