Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17 (Kết nối tri thức): Cảm ứng ở động vật
Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật
I. Các hình thức cảm ứng ở động vật
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới
- Gặp ở động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như động vật ngành Ruột khoang
- Các tế bào thần kinh phân bố rải rác và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh
- Khi bị kích thích, toàn bộ cơ thể động vật phản ứng, ví dụ: Ở thuỷ tức.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch
- Gặp ở ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp...
- Hạch thần kinh liên kết tạo thành chuỗi hạch thần kinh, mỗi hạch là trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng trên cơ thể, ví dụ: Chân khớp.
- Điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể.
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống
- Gặp ở động vật thuộc các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.
- Hệ thần kinh ống tập trung thành một ống nằm ở phần lưng cơ thể và phân chia thành thần kinh trung ương và ngoại biên.
- Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, các thụ thể cảm giác gửi thông tin đến não bộ và tuỷ sống, từ đó xung thần kinh vận động đến các cơ quan đáp ứng.
II. Tế bào thần kinh
- Cấu tạo của neuron: Thân, sợi nhánh, sợi trục (có bao myelin, các eo Ranvier)
- Chức năng: Tiếp nhận, tạo ra và truyền xung thần kinh
- Lan truyền điện thể hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin khác nhau. Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền do khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp. Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi vận động (có bao myelin) là khoảng 120 m/s, còn trên sợi giao cảm (không có bao myelin) là khoảng 3 – 5 m/s ở người.
III. SYNAPSE
- Synapse là diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác, nơi xung thần kinh được truyền qua (H 17.8).
- Mỗi neuron có thể có hàng trăm đến hàng nghìn synapse.
1. Cấu tạo và loại của synapse
- Synapse có hai loại: synapse hoá học và synapse điện.
- Synapse hoá học chứa chất chuyển giao thần kinh (chất trung gian hoá học) như acetylcholine, noradrenaline, dopamine, serotonin...
2. Truyền tin qua synapse
- Thông tin dưới dạng xung thần kinh được truyền qua synapse nhờ chất chuyển giao thần kinh (H 17,10).
- Enzyme acetylcholinesterase phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline, choline được tái sử dụng trong quá trình tổng hợp acetylcholine mới.
IV. Phản xạ
1. Phản xạ và cung phản xạ
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể với kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ gồm 5 bộ phận: thụ thể cảm giác, dây thần kinh cảm giác, tuỷ sống và não bộ, dây thần kinh vận động, và cơ hoặc tuyến đáp ứng.
- Tổn thương bộ phận: Nếu bất kỳ bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được.
2. Các thụ thể cảm giác
- neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá đáp ứng với kích thích đặc hiệu từ môi trường.
- Chúng tiếp nhận và chuyển đổi năng lượng thành điện thể, lan truyền tới trung ương thần kinh.
- Các thụ thể cảm giác có thể chia thành nhiều dạng.
3. Vai trò của cảm giác vị giác, khứu giác, xúc giác
- Cảm giác vị giác: Giúp động vật chọn lựa thức ăn và kích thích hoạt động tiêu hoá.
- Cảm giác khứu giác: Có nhiều vai trò khác nhau như tìm kiếm thức ăn, định hướng đường đi, phân biệt con mới sinh. Hỗ trợ cảm giác vị giác.
- Cảm giác xúc giác: Giúp động vật giữ vật chính xác, tránh trượt ngã và lựa chọn thức ăn.
4. Thị giác
- Mắt tiếp nhận ánh sáng và chuyển tín hiệu đến vùng thị giác ở vỏ não thông qua hệ thống khúc xạ ánh sáng và tế bào thị giác.
5. Thính giác và giữ thăng bằng
- Tai có hai chức năng là tiếp nhận âm thanh và giữ thăng bằng cơ thể. Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm tai ngoài, tai giữa và ốc tai. Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền qua tai và kích thích các tế bào có lông để tạo cảm giác về âm thanh trong vỏ não.
V. Phản xạ không điều kiện và có điều kiện
- Phản xạ của động vật không xương sống hầu hết là phản xạ không điều kiện, còn các loài thú có hệ thần kinh phát triển có thể học tập và rút kinh nghiệm để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Phản xạ không điều kiện có thể được phân loại theo chức năng phản xạ sinh dưỡng, phản xạ tự vệ, phản xạ sinh dục, phản xạ vận động, phản xạ định hướng.
- Để hình thành phản xạ có điều kiện, cần dựa trên phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã được hình thành vững chắc.
VI. Một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh và cơ chế giảm đau
1. Tổn thương thần kinh
- Ngoại biên: Mất cảm giác hoặc vận động ở các vùng khác nhau của cơ thể.
- Trung ương: Liên quan đến việc bị liệt hoặc mất khả năng vận động, phụ thuộc vào mức độ và vùng não bị tổn thương.
2. Cơ chế giảm đau của thuốc giảm đau
- Tác động lên thần kinh trung ương: Morphin và codein tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu nhưng lại ức chế giải phóng chất chuyển giao thần kinh ở não, giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, hai chất này gây nghiện và lệ thuộc khi dùng kéo dài.
- Tác động lên thần kinh ngoại biên: Thuốc gây tê như procaine và novocaine làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với Na+, làm giảm cảm giác đau.
VII. Bảo vệ hệ thần kinh đối với chất kích thích
- Bảo vệ hệ thần kinh: Ngủ đủ, tránh căng thẳng thần kinh, ăn uống khoa học, không lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và ma tuý.
- Chất kích thích mạnh lên hệ thần kinh: Heroin, cocaine,... tạo cảm giác sảng khoái, giảm đau nhưng gây nghiện và lệ thuộc. Ngừng sử dụng có thể dẫn đến mệt mỏi, đau đớn, khủng hoảng tinh thần và hành động nguy hiểm.
Sơ đồ tư duy Bài 17: Cảm ứng ở động vật
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật
Câu 1: Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?
A. Phản xạ có điều kiện càng tăng
B. Phản xạ không điều kiện càng tăng
C. Phản xạ càng tăng
D. Không liên quan đến phản xạ
Giải thích: Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống bao gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng => làm cho động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
Câu 2: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.
B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích
C. Tiêu phí nhiều năng lượng
D. Tiêu phí ít năng lượng
Giải thích: Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới, khi chúng bị kích thích thì động vật co mình lại nên tiêu tốn nhiều năng lượng.
Câu 3: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
Câu 4: Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?
A. Phản xạ có điều kiện
B. Phản xạ không điều kiện
C. Phản xạ
D. Không theo nguyên tắc nào
Giải thích: Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các thụ thể cảm giác (như cơ học, hoá học, nhiệt độ, ánh sáng...) tiếp nhận kích thích từ môi trường sau đó gửi thông tin theo các dây thần kinh cảm giác về tuỷ sống, não bộ. Từ đó xung thần kinh theo dây thần kinh vận động đến cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến) và gây ra đáp ứng.
Câu 5: Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:
A. Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần
B. Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.
C. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
D. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Tập tính ở động vật
Lý thuyết Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Lý thuyết Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức