Lý thuyết Sinh học 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Miễn dịch ở người và động vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.

1 7,673 07/09/2023


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

I. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật

- Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật đa dạng, có thể từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

- Các tác nhân gây bệnh tác động vào cấu trúc và chức năng của cơ thể, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lí.

II. Khái niệm miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Hệ miễn dịch bao gồm mô, cơ quan, tế bào bạch cầu và protein.

- Hệ miễn dịch có hai phòng tuyến bảo vệ: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

III. Miễn dịch không đặc hiệu

- Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.

- Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm hàng rào bảo vệ vật lí và hoá học, các đáp ứng không đặc hiệu.

1. Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học

- Lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da tạo thành hàng rào vật lí và hoá học ngăn chặn mầm bệnh.

2. Các đáp ứng không đặc hiệu

- Thực bào: Đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên và bạch cầu ưa acid tiết ra độc tố để phá huỷ tế bào nhiễm virus và các tế bào khối u.

- Cơ quan tạo ra bạch cầu: Tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết.

- Viêm: Phản ứng viêm xảy ra khi vùng cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng. Histamin kích thích mạch máu dẫn đưa máu và bạch cầu đến vùng tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn, virus.

- Sốt: Là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên để bảo vệ cơ thể khỏi sự phát tán của vi khuẩn, virus.

IV. Miễn dịch đặc hiệu

1. Kháng nguyên là gì?

- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch độc hiệu, bao gồm protein, polypeptide, polysaccharide và độc tố của vi khuẩn hoặc nọc độc của rắn.

- Quyết định kháng nguyên hay epitope là những nhóm amino acid nhỏ trên kháng nguyên, giúp tế bào miễn dịch và kháng thể phân biệt và tấn công các mầm bệnh.

2. Tế bào B, Tế bào T và kháng thể

- Tế bào B và T có thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất.

- Các thụ thể kháng nguyên trên một tế bào giống hệt nhau.

- Tế bào B sản xuất các tương bào, tương bào tạo ra các thụ thể kháng nguyên và kháng thể.

- Kháng thể tự do trong máu cũng có thể gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng.

3. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu

- Mầm bệnh bị các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ và đưa cho tế bào T hỗ trợ để hoạt hoá

- Tế bào T hỗ trợ phân chia thành dòng tế bào

- Dòng tế bào Thỗ trợ gây ra miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

4. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thủ phát

- Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát (gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào). Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn nhờ tế bào nhớ, với số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, giúp chống lại mầm bệnh hiệu quả.

- Vaccine: Vaccine là biện pháp chủ động để tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa kháng nguyên đã được xử lí, không gây bệnh. Tiêm chủng vaccine giúp phòng các bệnh do virus, vi khuẩn.

5. Dị ứng

Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định. Một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó, những người khác thì không. Dị nguyên có ở phần hoa, bào tử nấm, lồng động vật, học ong, hải sản, sữa, và một số thuốc kháng sinh cũng gây ra phản ứng dị ứng.

V. Các bệnh phát sinh do chức năng miễn dịch bị phá vỡ

1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

- Retrovirus HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ, suy yếu hệ miễn dịch và gây bệnh cơ hội.

2. Ung thư

- Tế bào ung thư bất thường phân chia liên tục, tạo thành khối u ác tính và gây suy yếu hệ miễn dịch.

3. Bệnh tự miễn

- Hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên, tấn công cơ quan của chính mình và gây bệnh tự miễn, ví dụ như bệnh tiểu đường type L.

Sơ đồ tư duy Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Miễn dịch ở người và động vật (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Câu 1: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là?

A. Lớp dịch nhày trong khí quản, pH thấp, …

B. Lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày, …

C. Dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh

D. Vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại

Câu 2: Hệ miễn dịch gồm?

A. Miễn dịch hoàn toàn và bán hoàn toàn

B. Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

C. Miễn dịch tự phát và miễn dịch nhân tạo

D. Miễn dịch cơ thể và miễn dịch môi trường

Giải thích: Khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh được gọi là miễn dịch. Hệ miễn dịch bao gồm: Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Miễn dịch không đặc hiệu còn gọi là miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch tự nhiên. Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch thích ứng hoặc miễn dịch thu được (chỉ có ở động vật có xương sống).

Câu 3: Miễn dịch là gì?

A. Là cơ thể phản ứng một cách kịch liệt với môi trường xung quanh

B. Là khả năng cơ thể chống lại cá tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh

C. Là khả năng tự miễn nhiễm với mọi bệnh tật của cơ thể

D. Là khả năng của cơ thể cần được bổ sung các chất để chống lại tác nhân gây hại

Câu 4: Kháng nguyên là gì?

A. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu

B. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu

C. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

D. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Giải thích: Những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chính là kháng nguyên. Hầu hết kháng nguyên là các đại phân tử như các protein, polysaccharide, polypeptide.

Câu 5: Dị ứng là gì?

A. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên thể định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)

B. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên)

C. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng thể nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)

D. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên)

Giải thích: Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên nhất định (cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên). Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng được gọi là dị nguyên. Dị nguyên có ở phấn hoa, bào tử nấm, nọc ong, lông động vật, hải sản,...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Lý thuyết Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Lý thuyết Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Lý thuyết Bài 17: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Bài 18: Tập tính ở động vật

1 7,673 07/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: