Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22 (Kết nối tri thức): Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.

1 8,740 07/09/2023


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển là gì?

  • Tốc độ sinh trưởng và phát triển không đều theo thời gian.
  • Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các phần khác nhau của cơ thể diễn ra không giống nhau.
  • Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai cũng phát triển theo thời gian khác nhau
  • Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là khác nhau ở các động vật

2. Các giai đoạn của sinh trưởng và phát triển là gì?

Giai đoạn phôi:

  • Diễn ra trong trứng ở bên trong và ngoài cơ thể mẹ hoặc chỉ bên ngoài cơ thể mẹ
  • Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt, phôi nang, phôi vị, tạo cơ quan.

  (ảnh 1)

Giai đoạn hậu phôi:

  • Là giai đoạn con non phát triển thành con trưởng thành, có thể trải qua biến thái hoặc không biến thái.
  • Biến thái là sự thay đổi về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

3. Có những hình thức phát triển nào?

Phát triển không qua biến thái: là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra hoặc mới sinh ra đã có cấu tạo tương tự người trưởng thành.

Phát triển qua biến thái:

  • Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.
  • Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển là gì?

Yếu tố bên trong:

  • Di truyền: gene chịu trách nhiệm điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Hormone:

  (ảnh 2)

Các yếu tố bên ngoài:

  • Thức ăn: chất dinh dưỡng trong thức ăn đều cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt
  • Ánh sáng: ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau.

5. Tuổi dậy thì là gì?

  • Tuổi dậy thì trung bình ở nữ là 11 tuổi, trung bình ở nam là 12 tuổi.
  • Dậy thì chủ yếu là do tác động của tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ
  • Trẻ em tuổi dậy thì phải đối diện với nhiều thách thức như nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội.

6. Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn như thế nào?

  • Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau
  • Chọn giống có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, cải tạo giống bằng phương pháp lai giống, áp dụng công nghệ phôi tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao
  • Cải tạo môi trường sống
  • Xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển dễ bị tổn thương nhất của động vật gây hại, từ đó đề ra biện pháp tiêu diệt phù hợp

Sơ đồ tư duy Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

 

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu 1: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

A. chuyển hóa Na để hình thành xương

B. chuyển hóa Ca để hình thành xương

C. chuyển hóa K để hình thành xương

D. oxi hóa để hình thành xương

Giải thích: Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (vào lúc sáng sớm hay chiều tối ánh sáng yếu) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương, phát triển xương của trẻ. Tia tử ngoại (ánh sáng yếu) làm tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyên hoá canxi hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ.

Câu 2: Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể

A. giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng

B. mạnh hơn tạo nhiều năng lượng để chống rét

C. giảm, sinh sản tăng

D. tăng, sinh sản giảm

Giải thích: Đối với động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể chúng thay đổi theo môi trường), khi trời rét thân nhiệt, nhiệt độ giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

Câu 3: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

A. chậm lớn hoặc ngừng lớn,  trí tuệ kém

B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ

D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Giải thích: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoocmôn sinh trưởng (GH) ở giai đoạn trẻ em dẫn đến hiện tượng người nhỏ bé. Ngược lại nếu tiết quá nhiều hoocmôn sinh trưởng (GH) dẫn đến hiện tượng người khổng lồ.

Câu 4: Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?

A. Hoocmon sinh trưởng, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin

B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron

C. Hoocmon tiroxin, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin

D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron, juvenin

Câu 5: Ơstrogen được sinh ra ở

A. tuyến giáp

B. buồng trứng

C. tuyến yên

D. tinh hoàn

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật

Lý thuyết Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Lý thuyết Bài 25: Sinh sản ở thực vật

Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

Lý thuyết Bài 27: Sinh sản ở động vật

1 8,740 07/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: