Lý thuyết Sinh học 11 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.

1 7,998 07/09/2023


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật là gì?

  • Xảy ra tại 1 số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành,...nơi có các mô phân sinh
  • Diễn ra trong suốt đời sống của thực vật do sự phân chia liên tục của các tế bào tại mô phân sinh

2. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật là gì?

  • Nước: ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thực vật

  (ảnh 1)

  • Ánh sáng: đảm bảo nguồn nguyên liệu cho thực vật sinh trưởng, phát triển, tác động đến quá trình phát sinh hình thái của thực vật.

  (ảnh 2)

  • Nhiệt độ: quyết định sự phân bố của thực vật trong tự nhiên.

  (ảnh 3)

  • Chất khoáng: là thành phần cấu tạo tế bào, tham gia điều tiết các quá trình sinh lí trong cây → thiếu khoáng làm chậm sinh trưởng và phát triển.

 (ảnh 4) 

3. Mô phân sinh là gì?

Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt quá trình sống của thực vật

Mô phân sinh gồm:

  • Mô phân sinh đỉnh: có ở ngọn cây, đỉnh cành và chóp rễ.
  • Mô phân sinh bên: chỉ có ở cây 2 lá mầm
  • Mô phân sinh lóng: chỉ có ở cây 1 lá mầm

 (ảnh 5) 

4. Sinh trưởng sơ cấp là gì?

  • Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng dẫn đến sự gia tăng chiều cao cây và chiều dài rễ.
  • Cây một lá mầm và cây 2 lá mầm thân thảo chỉ có sinh trưởng sơ cấp

 (ảnh 6) 

5. Sinh trưởng thứ cấp là gì?

  • Sinh trưởng thứ cấp là kết quả phân chia của các tế bào mô phân sinh bên có ở thân và rễ của cây 2 lá mầm.
  • Mô phân sinh bên gồm: tầng sinh mạch và tầng sinh bần
  • Sinh trưởng thứ cấp qua các năm tạo nên các lớp gỗ thứ cấp, từ đó hình thành các vòng sinh trưởng hay còn gọi là vòng gỗ.
  • Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây 2 lá mầm

 (ảnh 7) 

6. Hormone thực vật là gì?

Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, được tổng hợp lượng nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định trong cây, tham gia điều tiết các hoạt động sống của thực vật.

7. Vai trò của hormone là gì?

  • Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển ở thực vật: sinh trưởng của chồi ngọn, nảy mầm của hạt, chín của quả,...hoặc ức chế sự sinh trưởng, đẩy nhanh sự già hóa ở cây qua các phản ứng ngủ của hạt, rụng lá, rụng quả,...
  • Tham gia điều khiển các đáp ứng của thực vật với các kích thích đến từ môi trường

8. Các nhóm hormone sinh trưởng là gì?

Nhóm hormone kích thích sinh trưởng:

  • Auxin: tập hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây.

  (ảnh 9)

  • Gibberellin: tăng chiều dài thân, kích thích nảy mầm và thúc đẩy sự hình thành, phân hóa giới tính của hoa, sự sinh trưởng của quả.

 (ảnh 10) 

  • Cytokinin: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm sự già hóa, phối hợp với auxin tác động đến sự phân hóa các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là chồi.

 (ảnh 11) 

Nhóm hormone ức chế sinh trưởng:

  • Abscisic: được tổng hợp ở hầu hết các bộ phận của cây và được tích lũy nhiều trong các cơ quan già hóa.

 (ảnh 12) 

  • Ethylene: thúc đẩy sự chín của quả, kích thích sự rụng lá, hoa, quả, kích thích sự hình thành lông hút và rễ phụ, kích thích sự ra hoa của một số loài thực vật

9. Tương quan giữa các hormone thực vật là gì?

Tương quan chung:

  • Là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng
  • Theo chu kỳ phát triển của cây, hormone tăng trưởng có xu hướng giảm dần, hormone kích thích có xu hướng tăng dần.

Tương quan riêng:

  (ảnh 13)

10. Ứng dụng của hormone trong thực tiễn là gì?

 (ảnh 14)

Để nâng cao hiệu quả tác động khi sử dụng hormone ngoại sinh, cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Đúng liều lượng
  • Đúng nồng độ
  • Đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone

Quá trình phát triển ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

  • Quá trình phát triển ở thực vật có hoa trải qua các giai đoạn khác nhau và được xác định bằng sự thay đổi về hình thái, cấu tạo của các mô, cơ quan.

 (ảnh 15) 

11. Các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa là gì?

Các yếu tố bên trong:

  • Yếu tố di truyền
  • Hormone

Các yếu tố bên ngoài:

  • Ánh sáng
  • Nhiệt độ
  • Chất dinh dưỡng

Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển để làm gì?

  • Điều chỉnh trạng thái ngủ, nghỉ của hạt, củ giống
  • Điều khiển sự ra hoa của thực vật

 (ảnh 16) 

  • Xác định tuổi thọ của cây

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Câu 1: Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì

A. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

B. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

C. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp

D. nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

Giải thích: Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì, cảm nhận ánh sáng. Phitôcrôm có bản chất là protein, có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm. Phitôcrôm tác động đến sự nảy mầm, ra hoa, khí không mở và nhiều quá trình sinh lí khác.

Câu 2: Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật?

A. Diệp lục b

B. Carotenoit

C. Phitocrom

D. Diệp lục a

Giải thích: Phitocrom là sắc tố tiếp nhận sánh sáng trong quang chu kì (các prôtêin hấp thụ ánh sáng) => ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng của cây. Phitocrom điều hòa quá trình phát triển của thực vật.

Câu 3: Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này

A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày

B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày

C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh

D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối

Câu 4: Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa: 

A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao

B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao

C. vừa phải

D. không có tính chuyên hóa

Giải thích: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do chính cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Một số đặc điểm của hoocmôn thực vật:

+ Được tạo ra ở một nơi nhưng chúng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.

+ Chỉ với nồng độ rất thấp nhưng chúng có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

+ Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

Câu 5: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: 

A. tăng chiều dài cơ thể

B. tăng về chiều ngang cơ thể

C. tăng về khối lượng cơ thể

D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Bài 23: Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật

Lý thuyết Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Lý thuyết Bài 25: Sinh sản ở thực vật

Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

1 7,998 07/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: