Lý thuyết Địa lí 11 Bài 7 (mới 2023 + Bài Tập): Liên minh Châu Âu (EU) – Tiết 2: EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU) – Tiết 2: EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển Địa lí 11 Bài 7.

1 2370 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 11 Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU) – Tiết 2: EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Bài giảng Địa lí 11 Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU) – Tiết 2: EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

I. Thị trường chung châu Âu

1. Tự do lưu thông

Năm 1/1/1993, EU thiết lập thị trường chung.

- Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc.

- Tự do lưu thông dịch vụ: tự do dịch vụ vận tải, thông tin lien lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…

- Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất tại một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong khu vực mà không phải chịu thuế.

- Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị hoãn bỏ.

2. Euro (ơ-rô) – đồng tiền chung của EU

- Năm 1999: chính thức được lưu thông.

- Năm 2004: có 13 nước thành viên sử dụng.

- Lợi ích:

   + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung.

   + Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

   + Tạo thuận lợi việc chuyển giao vốn.

   + Đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Đồng tiền Euro (Ơ-rô) - Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu (EU)

II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

1. Sản xuất máy bay E-bớt

- Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt do Anh, Pháp, Đức sáng lập.

- Hiện nay, đang phát triển mạnh và cạnh tranh với các hãng chế tạo máy bay của Hoa Kì.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Hợp tác sản xuất máy bay E-bớt

2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

- Nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào 1994.

- Là tuyến đường giao thông quan trọng ở châu Âu.

- Lợi ích:

   + Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

   + Đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng có thể cạnh tranh với vận tải hàng không.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Sơ đồ đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

III. Liên kết vùng châu Âu (Euroregion)

1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu

- Euroregion - từ ghép của Europe (châu Âu) và region (vùng) - chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, lien kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trên cơ sở tự nguyện.

- Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng.

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Đây là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng.

- Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.

- Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Máy bay E-bớt sản phẩm hợp tác của các nước thành viên EU

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

(Tiết 2): EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Tự do di chuyển bao gồm

A. Tự do lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ, kiểm toán.

B. Tự do đi lại, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ vận tải.

C. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

D. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.

Đáp án: C

Giải thích: Tự do di chuyển bao gồm tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

Câu 2. Tự do lưu thông hàng hóa là

A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Tự do lưu thông hàng hóa là hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 3. Việc sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô) trong EU có ý nghĩa nào?

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. Làm tăng rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước.

C. Làm cho việc chuyển giao vốn trong EU trở nên khó khăn hơn.

D. Công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia trở nên phức tạp.

Đáp án: A

Giải thích: Việc sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô) trong EU có ý nghĩa nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

Câu 4. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) gồm

A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.

B. Đức, Pháp, Đan Mạch.

C. Đức, Pháp, Anh.

D. Đức, Pháp, Thụy Điển.

Đáp án: C

Giải thích: Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) gồm Đức, Pháp, Anh.

Câu 5. Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực

A. biên giới của EU.

B. nằm ở giữa của EU.

C. nằm ngoài EU.

D. không thuộc EU.

Đáp án: A

Giải thích: Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó, người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, văn hóa…

Câu 6. Đồng tiền chung được Liên minh châu Âu đưa vào sử dụng là

A. Ơ - rô.

B. Đôla.

C. Rúp.

D. Bảng.

Đáp án: A

Giải thích: Ơ-rô với tư cách là đồng tiền chung được Liên minh châu Âu đưa vào sử dụng năm 1999.

Câu 7. Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào dưới đây?

A. Biển Bắc.

B. Biển Măng-sơ.

C. Biển Ban-tích.

D. Biển Ti-rê-nê.

Đáp án: B

Giải thích: Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển Măng-sơ.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa tích cực của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô ở EU?

A. Xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước.

B. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường.

C. Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn.

Đáp án: A

Giải thích:

- Lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU là: Nâng cao sức cạnh tranh; Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ; Thuận lợi việc chuyển vốn trong EU; Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp.

- Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU không góp phần xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước (việc xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước như chính sách phát triển, việc sử dụng các nguồn nhân lực tự nhiên - kinh tế xã hội,...

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.

B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.

C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.

D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.

Đáp án: B

Giải thích: Eu đã thành công trong việc thiết lập trường chung châu Âu mà ở đó có hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên. Nghĩa là người dân ở các nước trong khối có quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề nghiệp. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng?

A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.

B. Xuất bản tạp chí  với nhiều thứ tiếng.

C. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.

D. Tổ chức các hoạt động chính trị tăng cường.

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động tăng cường các tổ chức các hoạt động chính trị không thực hiện trong liên kết vùng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU) – Tiết 4: Cộng Hoà Liên Bang Đức 

Lý thuyết Bài 8: Liên Bang Nga – Tiết 1: Tự nhên, dân cư, xã hội 

Lý thuyết Bài 8: Liên Bang Nga – Tiết 2: Kinh tế 

Lý thuyết Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế 

Lý thuyết Bài 9: Nhật Bản – Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế 

1 2370 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: