Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11 (mới 2023 + Bài Tập): Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) Bài 11.

1 5028 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)

Bài giảng Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc.

- Hiện nay là 10 thành viên (Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN).

Lý thuyết Đông Nam Á – Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

1. Các mục tiêu chính của ASEAN

- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:

   + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

   + Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

   + Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

Lý thuyết Đông Nam Á – Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

2. Cơ chế hợp tác

Lý thuyết Đông Nam Á – Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

- Thông qua các diễn đàn.

- Thông qua các hiệp ước.

- Thông qua tổ chức các hội nghị.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”.

- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

II. Thành tựu của ASEAN

- 10/11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa đều, chưa vững chắc.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng.

- Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.

Lý thuyết Đông Nam Á – Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

ASEAN ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế

III. Thách thức của ASEAN

1. Trình độ phát triển còn chênh lệch

- GDP bình quân đầu người của Xingapo rất cao.

- GDP bình quân đầu người của một số nước lại thấp: Mianma, Campuchia, Lào,…

2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo

- Thực trạng đói nghèo ở một số nước, khu vực vẫn xảy ra.

- Mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là khác nhau.

3. Các vấn đề xã hội khác

- Đô thị hóa nhanh nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Nguồn nhân lực.

=> Các vấn đề trên cần các quốc gia nỗ lực hợp tác để giải quyết.

Lý thuyết Đông Nam Á – Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á

IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.

- Đa dạng trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự - an toàn xã hội,...

- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Lý thuyết Đông Nam Á – Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Việt Nam càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ASEAN

2. Cơ hội và thách thức

* Cơ hội

- Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường.

- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ,...

- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

* Thách thức: Cạnh tranh lẫn nhau; Hòa nhập chứ không “hòa tan”.

* Giải pháp: Đón đầu đầu tư; Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

(Tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A. 1967.      

B. 1977.

C. 1995.      

D. 1997.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí kết tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN.

Câu 2. Đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.       

B. Lào.

C. Mi-an-ma.       

D. Bru-nây.

Đáp án: A

Giải thích: Từ khi thành lập đến nay, đã có 10/11 quốc gia Đông Nam Á tham gia vào ASEAN (trừ Đông Timo).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng. Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua các diễn đàn, hiệp ước, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, hoạt động văn hóa thể thao của khu vực, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.

Câu 4. Nội dung nào đang là thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

C. Gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp.

D. Cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, lạc hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Những thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay là các vấn đề: trình độ phát triển còn chênh lệch, vẫn còn tình trạng đói nghèo, các vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí…

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp cho ASEAN.

B. Buôn bán với ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

C. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

D. Hằng năm, số khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam  ngày càng tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục, khoa học… Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Câu 6. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí kết tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN.

Câu 7. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 1967.

B. 1984.

C. 1995.

D. 1997.

Đáp án: C

Giải thích: ASEAN được thành lập năm 1967. Ban đầu có 5 thành viên, về sau, số lượng thành viên ngày càng tăng. Năm 1984 kết nạp thêm Brunei, năm 1995 thêm Việt Nam, năm 1997 thêm Myanmar và Lào, năm 1999 thêm Campuchia.

Câu 8. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.

D. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là

A. đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Đáp án: B

Giải thích: Sau 50 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.

Câu 10. Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Xin-ga-po.

D. Phi-lip-pin.

Đáp án: B

Giải thích:  Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Đến năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Ô-Xtrây-Li-A – Tiết 1: Khái quát về Ô-Xtrây-Li-A 

Lý thuyết Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 

Lý thuyết Bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá 

Lý thuyết Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu 

Lý thuyết Bài 5: Một số vấn đề khu vực và châu lục – Tiết 1: Châu phi

1 5028 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: