Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9 (mới 2023 + Bài Tập): Nhật Bản - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Lý thuyết Lý thuyết Bài 9: Nhật Bản – Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Địa lí 11 Bài 9.

1 5,268 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

Bài giảng Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

I. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

- Đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

- Cơ cấu ngành:

   + Công nghiệp truyền thông: hóa dầu, sản xuất ô tô, luyện kim.

   + Công nghiệp hiện đại: sản xuất điện tử, tin học, công nghệ cao.

- Phân bố: Các trung tâm tập trung chủ yếu ven biển-phía đông nam.

Lý thuyết Nhật Bản – Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản

Lý thuyết Nhật Bản – Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Cảng biển Cô-bê, Nhật Bản - Một trong những cảng biển sầm uất nhất thế giới

2. Dịch vụ

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Lý thuyết Nhật Bản – Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

(Đơn vị: Tỉ USD)

- Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng chiếm 68% giá trị GDP.

- Giá trị thương mại đứng thứ 4 thế giới.

- Thị trường xuất nhập khẩu: các nước phát triển và các nước đang phát triển.

- Ngành tài chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới.

- Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới.

Lý thuyết Nhật Bản – Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Nhật Bản là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới

3. Nông nghiệp

- Là ngành chiếm vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 1% GDP.

- Cơ cấu:

   + Ngành trồng trọt:

      * Cây lương thực: lúa gạo chiếm 50% diện tích đất canh tác.

      * Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm.

      * Rau quả cận nhiệt, ôn đới.

   + Ngành chăn nuôi: tương đối phát triển.

   + Thủy sản:

      * Đánh bắt cá: sản lượng đúng đầu thế giới, kĩ thuật đánh bắt hiện đại.

      * Nuôi trồng được chú trọng.

Lý thuyết Nhật Bản – Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản

II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn

Vùng KT

Đặc điểm chung

Trung tâm công nghiệp

Hôn-su

Diện tích rọng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại.

Tô-ki-ô, Iôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Côbê, Kiôtô,…

Kiu-xiu

Phát triển công nghiệp nặng, nhất là khai thác than và luyện thép do có nguồn nguyên liệu và vị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu.

Phucuôca, Nagaxaki,…

Xi-cô-cư

Phát triên công nghiệp khai thác quặng đồng, nông nghiệp.

Côchi.

Hô-cai-đô

Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khia thác.

Xappôrô, Murôan, Cusirô,…

Lý thuyết Nhật Bản – Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Kiôtô là trung tâm công nghiệp và du lịch lớn trên đảo Hônsu, Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản.

(Tiết 2): Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Ở Nhật Bản, các vật nuôi chính được nuôi theo hình thức chủ yếu nào?

A. Du mục.

B. Quảng canh.

C. Hộ gia đình.

D. Trang trại.

Đáp án: D

Giải thích: Ở Nhật Bản, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà được nuôi theo các phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Câu 2. Cây trồng chính của Nhật Bản là

A. lúa mì.

B. bông

C. lúa gạo.

D. thuốc lá.

Đáp án: C

Giải thích: Lúa gạo là cây trồng chính ở Nhật Bản, chiếm 50% diện tích đất canh tác.

Câu 3. Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, núi lửa.

B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

C. Chuyển sang trồng các loại cây khác.

D. Phát triển nông nghiệp quảng canh.

Đáp án: C

Giải thích: Lúa gạo là cây trồng chính ở Nhật Bản, chiếm 50% diện tích đất canh tác. Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn.

Câu 4. Sản phẩm nào thuộc ngành công nghiệp sản xuất điện tử của Nhật Bản?

A. Tàu biển.

B. Ô tô.

C. Rôbôt.

D. Xe gắn máy.

Đáp án: C

Giải thích:

- Công nghiệp chế tạo Nhật Bản có một số sản phẩm nổi tiếng như tàu biển , ôtô, xe gắn máy.

- Công nghiệp sản xuất điện tử có các sản phẩm nổi bật: sản phẩm tin học, Rôbôt …

- Vậy, Robot là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử nên Rôbôt không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?

A. Là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.

B. Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

C. Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

D. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng robot.

Đáp án: A

Giải thích: Với vị trí đứng thứ 4 thế giới về thương mại. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ (sản phẩm thô từ nông nghiệp, khai khoáng,…), xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao (sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ôto, xe gắn máy,…). Đây là nguyên nhân chính làm cho phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu. Nhật Bản là nước xuất siêu.

Câu 6. Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?

A. Thương mại và giao thông.

B. Thương mại và tài chính.

C. Tài chính và du lịch.

D. Du lịch và giao thông.

Đáp án: B

Giải thích: Với vị trí đứng thứ 4 thế giới về thương mại, bạn hàng lớn với nhiều nước; ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, 2 ngành: Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản.

Câu 7. Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là

A. Hoa Kì và EU.

B. Hoa Kì và Anh.

C. Hoa Kì và Đức.

D. Hoa Kì và Pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về thương mại. Bạn hàng gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU…

Câu 8. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A. Tự cung, tự cấp nhưng năng suất cao.

B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

C. Quy mô lớn với hướng chuyên môn hóa.

D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án: A

Giải thích: Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và công nghệ để tăng năng suất cây trồng vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do

A. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.

B. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài, hạn chế vay vốn.

C. Phát huy được tính tự lập, tự cường của người lao động.

D. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế về tự nhiên đã khiến Nhật Bản phải tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài, tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật và vốn đầu tư của các nước

Câu 10. Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào?

A. Kiu-xiu.

B. Xi-cô-cư.

C. Hôn-su.

D. Hô-cai-đô.

Đáp án: A

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế 

Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc – Tiết 2: Kinh tế 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 2: Kinh tế 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)

1 5,268 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: