Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11 (mới 2023 + Bài Tập): Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội Địa lí 11 Bài 11.

1 3545 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Bài giảng Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN ĐÔNG NAM Á

- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.

- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

- Diện tích: 4,5 triệu km2.

- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Xingapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo.

2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

Địa hình

- Bị chia cắt mạnh.

- Hướng núi: TB - ĐN, B - N.

- Đồng bằng tập trung ven biển.

- Ít đồng bằng.

- Nhiều đồi núi và núi lửa.

- Nhiều đảo và quần đảo.

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa.

- Có phần lãnh thổ có mùa đông lạnh (Việt Nam, Mianma).

- Nhiệt đới gió mùa.

- Xích đạo.

Sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc.

- Có nhiều sông lớn.

- Sông ngắn, dốc.

Khoáng sản

- Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than,…

- Dầu mỏ, than, đồng,…

 Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Bãi biển Nha Trang, Việt Nam

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

* Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).

- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.

- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển du lịch.

Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Pulau Perhentian, Malaysia - Một địa danh nổi tiếng về lặn và tắm biển

* Khó khăn

- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt,…

- Suy giảm rừng, xói mòn đất,…

* Biện pháp

- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

- Phòng chống và khắc phục thiên tai.

II. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số đông (677,7 triệu người), mật độ dân số cao (156 người/km2) - 2020.

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang giảm.

- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động đông (> 50%).

- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn chế.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.

2. Xã hội

- Các quốc gia có nhiều dân tộc.

- Một số dân tộc phân bố rộng ảnh hưởng đến quản lí, xã hội và chính trị.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Siem Reap và quần thể Angkor Wat, Campuchia

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

(Tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Ma-lai-xi-a.    

B. Xin-ga-po.

C. Thái Lan.    

D. In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: C

Giải thích: Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Câu 3. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. xích đạo.    

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới.    

D. nhiệt đới gió mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc của Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là dạng địa hình chủ yếu của Đông Nam Á biển đảo?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.

D. Đồi, núi và núi lửa.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

Câu 5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú, sông ngòi dày đặc.

B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng kinh tế biển (trừ Lào).

C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa của khí hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất feralit ở vùng đồi núi, đặc biệt là đất badan ở các khu vực chịu ảnh hưởng của núi lửa, đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 6. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì

A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

B. có nhiều dạng địa hình khác nhau.

C. nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản.

Câu 7Một phần lãnh thổ của quốc gia nào dưới đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.    

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào.    

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc của Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

Câu 8. Đông Nam Á là cầu nối  giữa lục địa

A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.

C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Phi với lục địa Á – Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, có vị trí cầu nối giữa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là

A. Gia-va.    

B. Lu-xôn.

C. Xu-ma-tra.    

D. Ca-li-man-tan.

Đáp án: D

Giải thích: Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.

Câu 10. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện.

B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển kinh tế biển.

D. phát triển chăn nuôi.

Đáp án: C

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 2: Kinh tế 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) 

Lý thuyết Bài 12: Ô-Xtrây-Li-A – Tiết 1: Khái quát về Ô-Xtrây-Li-A

Lý thuyết Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 

Lý thuyết Bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá

1 3545 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: