Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11 (mới 2023 + Bài Tập): Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 2: Kinh tế Địa lí 11 Bài 11.

1 9,242 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế

Bài giảng Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế

I. Cơ cấu kinh tế

CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

- Kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ rệt.

- Hướng chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM

II. Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Các ngành:

+ Công nghiệp hiện đại: lắp rắp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… phát triển mạnh.

+ Công nghiệp truyền thống: dệt may, khai thác than, chế biến thực phẩm… nhằm phục vụ xuất khẩu.

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Băng Cốc, Thái Lan - Trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Á

III. Dịch vụ

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ KHU VỰC Ở CHÂU Á NĂM 2003 VÀ NĂM 2017

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Xin-ga-po một trung tâm dịch vụ và du lịch hàng đầu Đông Nam Á

IV. Nông nghiệp

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Phân bố một số cây trồng chủ yếu của Đông Nam Á

1. Trồng lúa nước

- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng.

- Sản lượng không ngừng tăng.

- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

- Các nước Đông Nam Á cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng nhìn từ trên cao

2. Trồng cây công nghiệp

- Các cây công nghiệp chủ yếu: cao su, hồ tiêu, cà phê,…

- Được trồng nhiều ở: Việt Nam, Indonexia, Thái Lan, Malaysia,…

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực.

- Sản phẩm của cây công nghiệp chủ yếu dùng để xuất khẩu.

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Trồng cây cao su ở Indonexia

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

SẢN LƯỢNG CAO SU, CÀ PHÊ CỦA THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1985 - 2017

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi gia súc: tuy có số lượng khá lớn nhưng chưa thành ngành chính. Gia súc chủ yếu: trâu, bò và lợn.

- Đây cũng là khu vực nuôi nhiều gia cầm.

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển mạnh.

Lý thuyết Đông Nam Á – Kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

(Tiết 2): Kinh tế

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. Tỉ trọng các khu vực ổn định, không thay đổi nhiều.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III).

Câu 2. Quốc gia nào sau đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển?

A. Bru-nây.

B. Lào.

C. Đông-ti-mo

D. Thái Lan.

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải,… Như vậy, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.

Câu 3. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nào tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á?

A. Công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp điện tử.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Đáp án: C

Giải thích: Những năm gần đây, các ngành công nghiệp, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực.

Câu 4. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, củ cải đường.

Đáp án: A

Giải thích: Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của khu vực. Các cây công nghiệp phổ biến: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, dừa… vì đây là các cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 5.  Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Thái Lan.       

B. Việt Nam.

C. Ma-lai-xi-a.       

D. In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: D

Giải thích: Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của khu vực. Sản lượng lúa của các nước không ngừng tăng, đứng đầu là Indonesia (53,1 triệu tấn).

Câu 6. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào, In-đô-nê-xi-a.       

B. Thái Lan, Việt Nam.

C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.      

D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích: Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của khu vực. Thái Lan và Việt Nam đa trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Câu 7. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do

A. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

B. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

D. quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và tương đối ổn định. Có diện tích đất badan màu mỡ tập trung với diện tích rộng lớn nên thích hợp phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn, đặc biệt là cây cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 8. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á là

A. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

B. có thị trường tiêu thụ rộng lớn, phương tiện hiện đại.

C. các nước đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng.

D. phương tiện đánh bắt ngày càng được đầu tư hiện đại.

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với vùng biển rộng, ấm, nguồn thủy hải sản phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào). Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

A. Có cơ sở hạ tầng hoàn thiện và rất hiện đại.

B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:

- Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa.

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

Câu 10. Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?

A. Liên doanh, liên kết với nước ngoài.

B. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.

C. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

D. Đầu tư sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghiệp Đông Nam Á phát triển theo hướng:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động,

- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Tập trung phát triển các ngành truyền thống và hiện đại nhằm tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu: Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử; Khai thác khoáng sản; Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,…

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) 

Lý thuyết Bài 12: Ô-Xtrây-Li-A – Tiết 1: Khái quát về Ô-Xtrây-Li-A

Lý thuyết Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Lý thuyết Bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá 

Lý thuyết Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

1 9,242 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: