Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 (mới 2023 + Bài Tập): Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Lý thuyết Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Địa lí 11 Bài 10.

1 4,108 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Bài giảng Địa Lí 11 Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Vị trí:

   + Rìa đông của lục địa Á - Âu.

   + Giáp 14 nước và Thái Bình Dương.

- Lãnh thổ:

   + Rộng 9,5 triệu km2.

   + Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Lý thuyết Trung Quốc – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Địa hình và khoáng sản Trung Quốc

II. Điều kiện tự nhiên

 

Điều kiện tự nhiên

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình

- Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen các bồn địa.

- Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Sông ngòi

- Đầu nguồn của các con sông lớn phía Đông.

- Dòng chảy tạm thời; sông ít, nhỏ, dốc.

- Hạ lưu các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang.

Khí hậu

- Ôn đới lục địa khắc nghiệt.

- Phía Bắc ôn đới gió mùa.

- Phía Nam cận nhiệt đới gió mùa.

Khoáng sản

- Nghèo khoáng sản (than, dầu mỏ).

- Giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt…

Đánh giá

- Thuận lợi:

   + Lâm nghiệp.

   + Đồng cỏ phát triển chăn nuôi.

   + Thủy điện.

   + CN khai khoáng.

- Khó khăn:

   + Khô hạn, khắc nghiệt.

   + Đất cằn cỗi, địa hình hiểm trở.

- Thuận lợi:

   + Phát triển nông nghiệp.

   + Công nghiệp khai khoáng.

   + Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư phát triển kinh tế - xã hội.

- Khó khăn: lũ lụt.

 Lý thuyết Trung Quốc – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Dãy núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ nhất thế giới

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Đông dân nhất thế giới: 1,44 tỉ người (chiếm 1/5 dân số thế giới - 2020).

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: khá thấp, chỉ còn 0,5% (thi hành nhiều chính sách dân số rất triệt để).

- Phân bố: không đồng đều (50% tập trung ở phía Đông).

- Tỉ lệ dân thành thị: khá cao (60,1% - 2020).

- Thành phần dân tộc: đa dạng (56 dân tộc, người Hán chiếm đa số: 94%).

Lý thuyết Trung Quốc – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Phân bố dân cư Trung Quốc

2. Xã hội

- Giáo dục phát triển.

- Nền văn minh lâu đời.

- Truyền thống cần cù, sáng tạo.

-> Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).

Lý thuyết Trung Quốc – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

(Tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

1 – Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc có diện tích 9572,8 nghìn km2, lớn thứ tư thế giới sau LB Nga, Canada và Hoa Kì.

Câu 2. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Đáp án: B

Giải thích: Phía Đông Trung Quốc địa hình chủ yếu là đồng bằng với bốn đồng bằng lớn từ bắc xuống nam là Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc.

B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc.

D. núi thấp và hoang mạc.

Đáp án: A

Giải thích: Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Biên giới phía tây, nam và bắc chủ yếu là núi cao, hoang mạc.

Câu 4. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.       

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.       

D. Hoa Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng Hoa Nam thường bị lụt lội vào mùa hạ do chịu ảnh hưởng của gió mùa, bão nhiệt đới.

Câu 5. Ở miền Đông Trung Quốc có khí hậu

A. cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.

D. cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Đáp án: A

Giải thích: Phía Đông Trung Quốc chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu chuyển tiếp từ cận nhiệt gió mùa lên ôn đới gió mùa.

Câu 6. Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

A. dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. quặng sắt và than đá.

C. than đá và khí tự nhiên.

D. các khoáng sản kim loại màu.

Đáp án: D

Giải thích: Miền Đông nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây là của địa hình miền Tây Trung Quốc?

A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ xen lẫn đồng bằng.

B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và hoang mạc.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Câu 8. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?

A. Dân tộc Hán.      

B. Dân tộc Choang.

C. Dân tộc Tạng.      

D. Dân tộc Hồi.

Đáp án: A

Giải thích: Trung Quốc có trên 50 dân tộc khác nhau, đông nhất là người Hán chiếm trên 90%.

2 – Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

A. ảnh hưởng của núi ở phía đông.

B. có diện tích quá lớn.

C. khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.

D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Đáp án: D

Giải thích: Miền Tây Trung Quốc do có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt nên hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 10. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?

A. Trường Giang.      

B. Hoàng Hà.

C. Hắc Long Giang.      

D. Mê Công.

Đáp án: A

Giải thích: Sông Hắc Long Giang nằm ở vùng Đông Bắc của Trung Quốc. Sông đổ về từ phía Bắc của tỉnh Hắc Long Giang.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc – Tiết 2: Kinh tế 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 2: Kinh tế 

Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) 

Lý thuyết Bài 12: Ô-Xtrây-Li-A – Tiết 1: Khái quát về Ô-Xtrây-Li-A 

1 4,108 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: