Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9 (mới 2023 + Bài Tập): Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Tóm tắt lý thuyết Địa lí 11 Lý thuyết Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Địa lí 11 Bài 9.
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Bài giảng Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
I. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí: Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.
- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.
- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Bắc - Nam.
- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.
Tự nhiên Nhật Bản
Núi Phú Sĩ - Biểu tượng của đất nước Nhật Bản
II. Dân cư
DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
- Dân số đông: 125,9 triệu người (năm 2020) - đứng thứ 11 thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần.
- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83,6 tuổi - 2015).
Tháp dân số Nhật Bản năm 2015 và năm 2025 (dự báo)
- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 (hơn 90% - 2015).
- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều.
- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.
+ Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh,…
+ Giáo dục phát triển.
- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.
Đại học Tokyo - Đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất ở châu Á
III. Kinh tế
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Nhật Bản là cường quốc kinh tế trên thế giới.
* Sau chiến tranh II đến 1950: Do là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ II nên nền kinh tế lâm vào tình trạng suy sụp nghiệm trọng.
* Từ 1952 - 1973
- Thành tựu: là thời kì phát triển “thần kì” với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP phát triển nhanh 7,8% - 18,8%, đứng thứ 2 thế giới, nhiều sản phẩm đứng vị trí cao (vô tuyến, máy ảnh,…).
- Nguyên nhân: tích lũy vốn, sử dụng triệt để nguồn lao động, tập trung vào những ngành sinh lời nhanh, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng,…
* Từ 1973 đến nay
- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.
- Nguyên nhân: Khủng hoảng năng lượng, chính phủ thực hiện chiến lược kinh tế mới, kết quả làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không ổn định.
- Hiện nay, GDP đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kì, Trung Quốc.
Vịnh Tokyo, Nhật Bản
Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản.
(Tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
1 – Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quần đảo Nhật Bản nằm ở
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Bắc Á.
D. Tây Á.
Đáp án: A
Giải thích: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương.
Câu 2. Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?
A. Gió mùa.
B. Gió Tây.
C. Gió Tín phong.
D. Gió phơn.
Đáp án: A
Giải thích: Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
Câu 3. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của vùng nào Nhật Bản?
A. Phía bắc Nhật Bản.
B. Phía nam Nhật Bản.
C. Khu vực trung tâm.
D. Ven biển Nhật Bản.
Đáp án: A
Giải thích: Phía Bắc Nhật Bản khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
Câu 4. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu vùng nào của Nhật Bản?
A. Đảo Hô-cai-đô.
B. Phía nam Nhật Bản.
C. Đảo Hôn-su.
D. Phía bắc Nhật Bản.
Đáp án: B
Giải thích: Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.
Câu 5. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là
A. dầu mỏ và khí đốt.
B. sắt và mangan.
C. than đá và đồng.
D. bôxit và apatit.
Đáp án: C
Giải thích: Nhật Bản nghèo khoáng sản; ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.
Câu 6. Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản?
A. Bão.
B. Động đất.
C. Hạn hán.
D. Ngập lụt.
Đáp án: B
Giải thích: Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đặc điểm kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952?
A. Bị suy sụp nghiêm trọng.
B. Trở thành cường quốc hàng đầu.
C. Tăng trưởng và phát triển nhanh.
D. Được đầu tư phát triển mạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952 nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
Câu 8. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là
A. Không có tinh thần đoàn kết, hiếu học.
B. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
C. Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.
D. Năng động nhưng không cần cù, tự giác.
Đáp án: B
Giải thích: Người lao động Nhật Bản có đức tính cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
2 – Câu hỏi thông hiểu
Câu 9. Nguyên nhân nào làm cho vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú?
A. Có nhiều bão, sóng thần hoạt động.
B. Có diện tích rộng lớn nhất khu vực.
C. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên nước biển nóng.
D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
Đáp án: D
Giải thích: Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, dòng biển nóng lạnh (Corrosivo, Ôiasivo) gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, nhiều loài cá.
Câu 10. Nhận định nào là hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản?
A. Thị trường bị thu hẹp.
B. Thiếu nguồn vốn đầu tư.
C. Khoa học chậm đổi mới.
D. Thiếu nguyên, nhiên liệu.
Đáp án: D
Giải thích: Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,chủ yếu là than đá và đồng -> Nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế. Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển => Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 9: Nhật Bản – Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc – Tiết 2: Kinh tế
Lý thuyết Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11