Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8 (Cánh diều): Xác định phương hướng ngoài thực địa

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địangắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 728 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa

1. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa - Cánh diều (ảnh 1)

- Bước 1: Xác định hướng Mặt Trời mọc (vào buổi sáng, ở hướng đông) hoặc Mặt Trời lặn (vào buổi chiều, ở hướng tây).

- Bước 2: Xác định được hướng bắc và hướng nam.

- Bước 3: Xác định được bốn hướng chính, ta sẽ xác định được các hướng phụ.

Lưu ý: Khi đã xác định được phương hướng, ta cần tìm một địa vật để phân biệt (một đỉnh núi, một cây cao, một tháp cao,...) để làm mốc định hướng di chuyển.

2. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa - Cánh diều (ảnh 1)

- Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo bóng nắng.

- Đứng đặt hai gót chân ở vị trí của hai hòn sỏi. Hòn sỏi thứ nhất ở gót chân trái. Hòn sỏi thứ hai ở gót chân phải. Mắt nhìn về phía trước. Đó là hướng bắc.

3. Xác định phương hướng bằng la bàn

- Dụng cụ để xác định phương hướng gọi là la bàn.

- Hiện nay, điện thoại thông minh có thể xác định được phương hướng và tọa độ Địa lí.

- Cách sử dụng

+ Đặt thiết bị nằm ngang trên mặt phẳng.

+ Tránh xa các vật có từ trường mạnh như nam châm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa - Cánh diều (ảnh 1)

- Dùng la bàn trên điện thoại thông minh rất tiện lợi và chính xác.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa

Câu 1. Khi xác định phương hướng ngoài thực địa không dựa vào hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Mặt Trời mọc hoặc lặn.

B. Sự di chuyển của bóng nắng.

C. Dựa vào sao Bắc Cực.

D. Sử dụng La bàn chỉ hướng.

Đáp án: D

Giải thích: Khi xác định phương hướng ngoài thực địa, chúng ta dựa vào một số hiện tượng tự nhiên như: quan sát Mặt Trời mọc hoặc lặn, sự di chuyển của bóng nắng, dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời đêm,…

Cho hình ảnh sau:

Dựa vào la bàn trên, trả lời câu 2, 3 dưới đây:

Câu 2. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Đáp án: B

Giải thích: Vòng đo độ có bốn hướng và số ghi là: hướng Bắc (00 hoặc 3600), hướng Nam (1800), hướng Tây (2700) và hướng Đông (900).

Câu 3. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Nam chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

Đáp án: C

Giải thích: Vòng đo độ có bốn hướng và số ghi là: hướng Bắc (00 hoặc 3600), hướng Nam (1800), hướng Tây (2700) và hướng Đông (900).

Câu 4. Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng Tây (vào buổi chiều).

Câu 5. Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng

A. Nam.

B. Tây.

C. Bắc.

D. Đông.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng Bắc. Để tìm được sao Bắc Cực ta có thể dựa vào các chòm sao Đại Hùng, Thiên Hậu,…

Câu 6. Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo

A. bóng nắng.

B. hướng mọc.

C. hướng lặn.

D. hướng gió.

Đáp án: A

Giải thích: Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo bóng nắng của Mặt Trời.

Câu 7. Dựa vào hướng Mặt Trời mọc xác định được hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Nam.

C. Đông.

D. Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào hướng Mặt Trời mọc xác định được hướng Đông (vào buổi sáng).

Câu 8. Công cụ nào sau đây được sử dụng để xác định phương hướng ngoài thực địa?

A. La bàn.

B. Khí áp kế.

C. Địa chấn kế.

D. Nhiệt kế.

Đáp án: A

Giải thích: Công cụ để xác định phương hướng ngoài thực địa là La bàn.

Câu 9. Để tìm được sao Bắc Cực, chúng ta có thể dựa vào chòm sao nào sau đây?

A. Đại Hùng, Thiên Hưng.

B. Song Tử, Phượng Hoàng.

C. Đại Hùng, Thiên Hậu.

D. Bạch Dương, Thiên Lô.

Đáp án: C

Giải thích: Để tìm được sao Bắc Cực, chúng ta có thể dựa vào chòm sao Đại Hùng, Thiên Hậu,…

Câu 10. Ở bán cầu nào vào ban đêm chúng ta nhìn thấy sao Bắc Cực?

A. Nửa cầu Đông.

B. Nửa cầu Tây.

C. Bán cầu Nam.

D. Bán cầu Bắc.

Đáp án: D

Giải thích: Ở bán cầu Bắc, vào đêm tối chúng ta có thể tìm thấy sao Bắc Cực (hay còn gọi là sao Bắc Đẩu) và ta xác định được hướng Bắc.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Lý thuyết Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió

1 728 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: