Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 26 (Cánh diều): Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 486 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

1. Nội dung thực hành

Tìm hiểu về sự tác động của các hoạt động sản xuất (ví dụ: chăn nuôi gia súc, làm đường giao thông, khai thác khoáng sản,...) ở địa phương lên môi trường tự nhiên.

Tài liệu VietJack

2. Chuẩn bị

- Thành lập nhóm và lựa chọn một hoạt động sản xuất ở địa phương để cùng tìm hiểu về sự tác động của hoạt động sản xuất đó lên môi trường tự nhiên.

Tài liệu VietJack

- Các nhóm tiến hành thu thập, sưu tầm tranh ảnh, số liệu, video clip,... để làm minh chứng cho những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất ở địa phương lên môi trường tự nhiên.

Tài liệu VietJack

- Các nhóm trao đổi và viết báo cáo dưới dạng bài viết, sơ đồ, tranh ảnh, video clip,... về những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất ở địa phương lên môi trường tự nhiên.

Tài liệu VietJack

3. Tổ chức thực hành

- Các nhóm thảo luận để tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất lên môi trường tự nhiên.

- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- Nhận xét và đánh giá sản phẩm của nhóm mình và sản phẩm của nhóm bạn.

- Đưa ra thông điệp tuyên truyền cho người dân ở địa phương về việc sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất.

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

Câu 1. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Úc.

Đáp án: A

Giải thích: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á với nhiều siêu đô thị trên 10 triệu dân như Thượng Hải, Tô-ky-ô, Niu Đê-li,…

Câu 2. Ở châu Á, dân cư tập trung thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á.

B. Nam Á.

C. Trung Á.

D. Đông Á.

Đáp án: C

Giải thích: Ở châu Á dân cư tập trung đông nhất ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á.

Câu 3. Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Bắc Á mật độ dân số rất thấp?

A. Rừng rậm.

B. Băng tuyết.

C. Núi cao.

D. Hoang mạc.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân làm cho vùng Bắc Á dân ít, mật độ dân số rất thấp chủ yếu là do đây là vùng có băng tuyết bao phủ quanh năm nên thời tiết băng giá, khắc nghiệt.

Câu 4. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

D. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

Đáp án: B

Giải thích: Những khu vực tập trung đông dân trên thế giới là Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 5. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Ven biển, ven sông.

B. Hoang mạc, núi cao.

C. Các trục giao thông.

D. Đồng bằng, trung du.

Đáp án: B

Giải thích: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng,… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá là do

A. ảnh hưởng của đốt rừng.

B. bị rửa trôi xói mòn nhiều.

C. thiếu công trình thuỷ lợi.

D. không có người sinh sống.

Đáp án: C

Giải thích: Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do thiếu các công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở khu vực châu Phi.

Câu 7. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

A. thiên tai tự nhiên.

B. phát triển du lịch.

C. khai thác quá mức.

D. dân số đông và trẻ.

Đáp án: C

Giải thích:

Con người đã khai thác nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của mình khiến nhiều loại tài nguyên bị suy thoái (rừng, đất,…) và có nguy cơ cạn kiệt (khoáng sản),… Đồng thời, trong quá trình phát triển đã đưa nhiều loại rác thải vào môi trường ở các dạng khác nhau (rắn, lỏng, bụi, khí,…) khi bay vào không khí gây ô nhiễm môi trường.

Câu 8. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.

B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.

D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Đáp án: B

Giải thích:

Các điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu, địa hình, nước,…) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống và sinh hoạt hằng ngày của con người.

Câu 9. Quá trình đô thị hóa có gây ra khó khăn nào sau đây đối với phát triển kinh tế - xã hội?

A. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

B. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Gia tăng người thất nghiệp ở các đô thị.

D. Thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.

Đáp án: C

Giải thích: Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư,… từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị

=> Như vậy gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa.

Câu 10. Năm 2019, dân số nước ta là 96,5 triệu người và nước ta có diện tích 331212 km2. Vậy mật độ dân số ở nước ta vào thời điểm trên là

A. 291 người/km2.

B. 297 người/km2.

C. 295 người/km2.

D. 293 người/km2.

Đáp án: A

Giải thích:

- Công thức tính: Mật độ dân số = Dân số / Diện tích (người/km2).

- Áp dụng công thức (Đổi 96,5 triệu người = 96 500 000 người):

-> Mật độ dân số nước ta 2019 = 96 500 000 / 331212 = 291,35 (người/km2).

-> Năm 2019 nước ta có mật độ dân số là 291 người/km2.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

Lý thuyết Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương

Lý thuyết Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

Lý thuyết Bài 25: Con người và thiên nhiên

1 486 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: