Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20 (Cánh diều): Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 699 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới

1. Chuẩn bị

- Lược đồ trống các lục địa và đại dương thế giới.

- Bút màu, bút chi, tẩy chì,...

Tài liệu VietJack

2. Nội dung thực hành

a) Bốn đại dương chính trên thế giới

Tài liệu VietJack

b) Cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển

* Các đại dương cần qua

- Cách 1: Ấn Độ Dương -> Đại Tây Dương -> Thái Bình Dương.

- Cách 2: Ấn Độ Dương -> Đại Tây Dương -> Bắc Băng Dương -> Thái Bình Dương.

* Con đường ngắn nhất để đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là: Ấn Độ Dương -> Đại Tây Dương -> Thái Bình Dương. Vì đi qua các đại dương trên có nhiều eo biển đi đường tắt (rút ngắn khoảng cách), đi qua Bắc Băng Dương sẽ nhanh nhưng Bắc Băng Dương có thời tiết khắc nghiệt, nhiều nguy hiểm.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới

Câu 1. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.

B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.

C. Các hoạt động sản xuất của con người.

D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.

Đáp án: A

Giải thích: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố: Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít, địa hình và cấu tạo của đất, đá cùng với đó là lớp phủ thực vật.

Câu 2. Trên Trái Đất diện tích lục địa chiếm khoảng

A. 1/2.

B. 1/4.

C. 2/3.

D. 4/5.

Đáp án: B

Giải thích: Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm 3/4, trong khi lục địa chỉ chiếm 1/4 diện tích. Nước trên Trái Đất không chỉ có ở đại dương mà nước có khắp nơi trên bề mặt Trái Đất tạo thành một lớp bao quanh Trái Đất.

Câu 3. Nước biển và đại dương có những vận động nào sau đây?

A. Dòng biển, sóng và ngư trường.

B. Sóng, thủy triều và dòng biển.

C. Thủy triều, dòng biển và muối.

D. Độ muối, sóng và thủy triều.

Đáp án: B

Giải thích: Nước biển và đại dương có 3 sự vận động, đó là: Sóng, thủy triều và dòng biển.

Câu 4. Băng hà tập trung chủ yếu ở

A. cực Bắc.

B. Bắc Á.

C. châu Nam cực.

D. Bắc Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Trên Trái Đất, 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà, trong đó 99% băng hà tập trung ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len. Băng hà góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông. 

Câu 5. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

A. các dòng sông lớn.

B. ao, hồ, vũng vịnh.

C. biển và đại dương.

D. băng hà, khí quyển.

Đáp án: C

Giải thích: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở các biển và đại dương (chiếm khoảng 97,5%).

Câu 6. Hồ nước ngọt nào sau đây là hồ sâu nhất thế giới?

A. Victoria.

B. Michigan.

C. Gấu lớn.

D. Bai-kan.

Đáp án: A

Giải thích: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc Liên bang Nga. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Với 23 615,39 km3 nước ngọt, nó nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Độ sâu tối đa của hồ là 1 642 m, nên Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới.

Câu 7. Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

A. nước ngầm.

B. nước mưa.

C. băng tuyết.

D. nước hồ.

Đáp án: C

Giải thích: Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, có mùa đông lạnh giá nên nước sông đóng băng, vào mùa xuân nhiệt độ tăng -> băng tuyết tan và cung cấp nước cho dòng sông. Như vậy, thủy chế sông ngòi miền ôn đới lạnh phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.

Câu 8. Chi lưu là gì?

A. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

B. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

Đáp án: B

Giải thích: Chi lưu là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

Câu 9. Nước ngọt trên Trái Đất bao gồm có

A. nước mặt, băng, nước ngầm.

B. nước ngầm, băng, nước lọc.

C. băng, nước ngầm, nước biển.

D. nước biển, nước mặt, băng.

Đáp án: A

Giải thích: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm (nước dưới đất - 30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

Câu 10. Dòng biển nào sau đây là dòng biển nóng?

A. Dòng biển Grơn-len.

B. Dòng biển Ben-ghê-la.

C. Dòng biển Pê-ru.

D. Dòng biển Bra-xin.

Đáp án: D

Giải thích: Các dòng biển lạnh trên thế giới là dòng biển lạnh Grơn-len, Ca-li-phóc-ni-a, Pê-ru, Ben-ghê-la,… Còn dòng biển Bra-xin là dòng biển nóng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

Lý thuyết Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương

Lý thuyết Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

Lý thuyết Bài 25: Con người và thiên nhiên

1 699 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: