Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15 (Cánh diều): Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 1,572 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Biến đổi khí hậu

- Khái niệm: Là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên.

+ Sự nóng lên của Trái Đất đã làm cho băng tan.

+ Nước biển dâng, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường.

- Nguyên nhân chủ yếu: Do hoạt động của con người như chặt phá rừng, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghiệp,...

- Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.

Tài liệu VietJack

2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

* Thiên tai

- Khái niệm: Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây hậu quả rất lớn đối với môi trường, gây thiệt hại về con người và của cải vật chất.

- Biện pháp

+ Theo dõi bản tin dự báo thời tiết hằng ngày.

+ Diễn tập phòng tránh thiên tai.

+ Sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

+ Tổ chức sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...

* Ứng phó với biến đổi khí hậu

- Khái niệm: Là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Một số giải pháp

+ Tiết kiệm điện, giảm thiểu chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

+ Hạn chế sử dụng các chất thải nhựa, túi ni-lông.

+ Tăng cường trồng cây xanh ở khu dân cư và trồng rừng,...

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu 1. Biến đổi khí hậu là vấn đề của

A. mỗi quốc gia.

B. mỗi khu vực.

C. mỗi châu lục.

D. toàn thế giới.

Đáp án: D

Giải thích: Biến đổi khí hậu không phải vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà là một vấn đề toàn cầu. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của con người.

Câu 2. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2015 có bao nhiêu quốc gia đồng ý Thảo thuận Pa-ri về cắt giảm lượng phát khí cacbonic?

A. 195.

B. 196.

C. 194.

D. 197.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 diễn ra tại Pa-ri (Pháp), lần đầu tiên có 196 nước tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã đi đến một Thảo thuận Pa-ri buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát khí cacbonic (CO2).

Câu 3. Biến đổi khí hậu là do tác động của

A. các thiên thạch rơi xuống.

B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.

C. các thiên tai trong tự nhiên.

D. các hoạt động của con người.

Đáp án: D

Giải thích: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.

Câu 4. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. băng hai cực tăng.

B. mực nước biển dâng.

C. sinh vật phong phú.

D. thiên tai bất thường.

Đáp án: C

Giải thích: Sự nóng lên của Trái Đất đã làm cho băng tăng, mực nước biển dâng, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và thất thường.

Câu 5. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

A. Gia cố nhà cửa.

B. Bảo quản đồ đạc.

C. Sơ tán người.

D. Phòng dịch bệnh.

Đáp án: D

Giải thích: Để phòng chống thiên tai hiệu quả, chúng ta cần chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu: Trước khi xảy ra thiên tai cần có một số biện pháp phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...). Khi xảy ra thiên tai cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,... sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,...).

Câu 6. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở

A. Béc-lin (Đức).

B. Luân Đôn (Anh).

C. Pa-ri (Pháp).

D. Roma (Italia).

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 diễn ra tại Pa-ri (Pháp), lần đầu tiên có 196 nước tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã đi đến một Thỏa thuận Pa-ri buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát khí cacbonic (CO2).

Câu 7. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Đáp án: D

Giải thích: Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2 (Cacbonic - 50%), tiếp đến là các khí CFC (20%), khí CH4 (metan - 16%). Ngoài ra còn có khí N2O, O3,...

Câu 8. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

Đáp án: B

Giải thích: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến các vùng đồng bằng, diện tích đồng bằng lớn trên thế giới sẽ giảm.

Câu 9. Biến đổi khí hậu là những thay đổi của

A. sinh vật.

B. sông ngòi.

C. khí hậu.

D. địa hình.

Đáp án: C

Giải thích: Biến đổi khí hậu là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.

Câu 10. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng.

B. số lượng sinh vật tăng.

C. mực nước ở sông tăng.

D. dân số ngày càng tăng.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay là nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

Lý thuyết Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà

Lý thuyết Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

Lý thuyết Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới

1 1,572 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: