Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11 (Cánh diều): Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sảnngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 752 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

1. Các dạng địa hình chính

* Núi

- Khái niệm: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

- Đặc điểm

+ Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.

+ Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

+ Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực.

- Phân loại

+ Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình và núi cao.

+ Dựa vào thời gian hình thành: núi già và núi trẻ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

* Đồng bằng

- Đổng bằng là dạng địa hình thấp.

- Đặc điểm

+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

+ Độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển.

+ Đồng bằng cao: có độ cao từ 200m đến 500m.

- Phân loại

+ Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.

+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông hoặc phù sa biển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

* Cao nguyên

- Cao nguyên là vùng rộng lớn.

- Đặc điểm

+ Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

+ Độ cao từ 500m đến 1.000 m so với mực nước biển.

+ Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

* Đồi

- Đồi là dạng địa hình nhô cao.

- Đặc điểm

+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

+ Độ cao không quá 200m.

+ Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.

+ Thường tập trung thành vùng lớn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

* Địa hình cac-xtơ

- Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo.

- Hình thành do các loại đá bị hoà tan bởi nước tự nhiên (đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan).

- Phân bố: Địa hình cacxtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

- Giá trị: Có giá trị du lịch, nghiên cứu khoa học,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

2. Khoáng sản

- Khái niệm

+ Đá có thành phần chủ yếu là khoáng vật.

+ Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khai thác và sử dụng.

- Phân loại

+ Theo trạng thái vật lý: khoáng sản rắn, lỏng và khoáng sản khí.

+ Theo thành phần và công dụng: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại và nước ngầm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Cánh diều (ảnh 1)

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Câu 1. Núi già thường có đỉnh là

A. phẳng.

B. nhọn.

C. cao.

D. tròn.

Đáp án: D

Giải thích: Hình thái của núi già là đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

Câu 2. Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

A. 4 loại.

B. 5 loại.

C. 2 loại.

D. 3 loại.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa trên nguyên nhân hình thành đồng bằng (bình nguyên) được chia làm 2 loại, đó là: bóc mòn và bồi tụ.

Câu 3. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. núi thấp.

B. núi già.

C. núi cao.

D. núi trẻ.

Đáp án: C

Giải thích: Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):

- Núi thấp: dưới 1000m.

- Núi trung bình: 1000 - 2000m.

- Núi cao: Trên 2000m.

Núi cao có độ cao trên 2000m => Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc núi cao.

Câu 4. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. trên 500m.

B. từ 300 - 400m. 

C. dưới 300m.

D. từ 400 - 500m.

Đáp án: A

Giải thích: Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500m đến 1000m so với mực nước biển.

Câu 5. Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm

A. núi cao và núi thấp.

B. núi già và núi trẻ.

C. núi thấp và núi trẻ.

D. núi cao và núi già.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm núi già và núi trẻ.

Câu 6. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng (Bình nguyên) có địa hình rộng lớn, bằng phẳng, được bồi đắp phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm.

Câu 7. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Cao nguyên có tài nguyên đất và khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp (một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu như: cao su, cà phê, điều, tiêu, chè,…), chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

Câu 8. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

Câu 9. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: D

Giải thích: Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, một số cao nguyên điển hình như: Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.

Câu 10. Đồng bằng châu thổ nào sau đây có diện tích lớn nhất ở nước ta?

A. Đồng bằng Thanh Hóa.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng Nghệ An.

Đáp án: C

Giải thích: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió

Lý thuyết Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Lý thuyết Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Lý thuyết Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

1 752 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: