Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7 (Cánh diều): Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa língắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 792 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Cánh diều (ảnh 1)

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình elip và theo hướng từ tây sang đông.

- Đặc điểm:

+ Nghiêng một góc không đổi là 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo.

+ Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt quá trình chuyển động.

+ Thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng quay xung quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm có 365 ngày 6 giờ.

2. Các mùa trên Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Cánh diều (ảnh 1)

- Do đặc điểm của trục Trái Đất mà khi thì bán cầu Bắc, khi thì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

+ Vào ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào xích đạo, ánh sáng và nhiệt phàn phổi đều cho cả hai bán cầu.

+ Ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Bắc lớn hơn góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Nam. Bán cầu Bắc nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Nam nên bán cầu Bắc là mùa nóng, còn bán cầu Nam là mùa lạnh.

+ Ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Bắc, vì vậy bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh. Thời gian mùa của hai bán cầu trái ngược nhau.

- Ngày 22-6 là lúc bán cằu Bắc ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, tia sáng mặt tròi lúc giữa tnra chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc (23°27'B).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Cánh diều (ảnh 1)

- Do góc chiếu của tia sáng mặt trời khác nhau nên đặc điểm mùa ở các vùng vĩ độ cũng khác nhau. Vùng vĩ độ trung bình (vùng ôn đới) có sự thay đổi rõ rệt góc chiếu của tia sáng mặt trời trong năm nên có bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) rất khác biệt.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Cánh diều (ảnh 1)

3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Cánh diều (ảnh 1)

- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Bắc đểu có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Nam đều có đêm dài ngày ngắn.

- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Nam có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Đắc đều có đêm dài ngày ngắn.

- Ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.

- Từ vòng cực Bắc (66033’B) đen cực Bắc và từ vòng cực Nam (66033’N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí - Cánh diều (ảnh 1)

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

Câu 1. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Đáp án: B

Giải thích: Vào ngày 21/3 và 23/9, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với bề mặt Trái Đất tại Xích đạo nên ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

Câu 2. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Vào ngày 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên tất cả các địa điểm ở bán cầu Nam đều có ngày dài nhất trong năm và đêm cũng ngắn nhất trong năm.

Câu 3. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Vòng cực.

Đáp án: A

Giải thích: Do Trái Đất có dạng hình cầu và thực hiện các chuyển động trong quá trình di chuyển nên nơi duy nhất quanh năm có ngày đêm bằng nhau chỉ có Xích đạo.

Câu 4. Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng?

A. Hai vòng cực đến hai cực.

B. Hai cực trên Trái Đất.

C. Khu vực quanh hai chí tuyến.

D. Khu vực nằm trên xích đạo.

Đáp án: B

Giải thích: Các địa điểm ở hai cực Bắc và Nam có ngày, đêm dài 24 giờ suốt 6 tháng.

Câu 5. Những ngày nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

D. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

Đáp án: D

Giải thích: Vào ngày 21/3 và ngày 23/9 trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau.

Câu 6. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Đáp án: B

Giải thích: Nơi có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm là cực.

Câu 7. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Đáp án: D

Giải thích: Vào ngày 22/12 ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N.

Câu 8. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

A. Ngày 23/9 thu phân.

B. Ngày 22/12 đông chí.

C. Ngày 22/6 hạ chí.

D. Ngày 12/3 xuân phân.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 21/3 và 23/9. Hai bán cầu có góc chiếu của Mặt Trời như nhau, nhận được nhiệt và ánh sáng như nhau -> Thời gian chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh ở hai nửa cầu của Trái Đất.

Câu 9. Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?

A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.

B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.

D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.

Đáp án: B

Giải thích: Trái Đất có hai chuyển động chính, đó là tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Các chuyển động này đã tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất.

Câu 10. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Các địa điểm nằm trên Xích đạo là những nơi trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa

Lý thuyết Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Lý thuyết Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

1 792 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: