Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14 (Cánh diều): Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 819 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

1. Nhiệt độ không khí

- Khái niệm: Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.

- Dụng cụ để đo nhiệt độ: Nhiệt kế.

- Phân bố

+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.

+ Ở vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp.

+ Ở vùng cực, nhiệt độ có khi xuống tới - 80°C.

- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi và độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.

- Nguyên nhân

+ Lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất.

+ Sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau.

Tài liệu VietJack

2. Hơi nước trong không khí. Mưa

* Hơi nước trong không khí

- Nguồn cung cấp hơi nước cho không khí từ nước từ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi,...

- Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí.

- Sương mù là hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất tạo thành.

- Mây là hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển tạo thành từng đám.

- Mây là yếu tố khí tượng quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến động của thời tiết.

Tài liệu VietJack

* Mưa

- Nguyên nhân: Các đám mây được bổ sung thêm hơi nước, lớn lên và không bị nhiệt độ làm bốc hơi nước sẽ sinh ra mưa.

- Sự phân bố

+ Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm từ xích đạo về cực.

+ Mưa nhiều ở khu vực nội chí tuyến (Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mĩ,…).

+ Mưa ít ở khu vực cực, nội địa (Bắc Phi, Bắc Á, Tây Úc,…).

- Nhân tố ảnh hưởng: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,…

Tài liệu VietJack

3. Thời tiết và khí hậu

* Thời tiết

- Khái niệm: Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định.

- Các yếu tố khí tượng: nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,...

- Đặc điểm: Thời tiết thường thay đổi trong một thời gian ngắn (một buổi, một ngày hoặc vài ngày).

* Khí hậu

- Khái niệm: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

- Đặc điểm

+ Khí hậu có tính ổn định hơn.

+ Khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.

- Khí hậu là nhân tố rất quan trọng, có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.

4. Các đới khí hậu trên Trái Đất

             Đới khí hậu

Đặc điểm

Đới nóng

Đới ôn hòa

Đới lạnh

Vị trí

Từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc và Nam.

Chí tuyến Bắc/Nam đến vòng cực Bắc/Nam.

Vòng cực Bắc/Nam về cực Bắc/Nam.

Nhiệt độ

Cao.

Trung bình.

Thấp.

Lượng mưa

1000 - 2000mm.

500 - 1000mm.

Dưới 500mm.

Gió thường xuyên

Tín phong.

Tây ôn đới.

Đông cực.

 Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

A. chí tuyến.

B. ôn đới.

C. Xích đạo.

D. cận cực.

Đáp án: A

Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng chí tuyến nguyên nhân là do vùng chí tuyến có diện tích lục địa lớn còn Xích đạo lại mưa nhiều và diện tích biển, đại dương lớn.

Câu 2. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

Đáp án: B

Giải thích: Độ nóng lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí. Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

Câu 3. Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Chí tuyến.

B. Cận cực.

C. Xích đạo.

D. Ôn đới.

Đáp án: C

Giải thích: Ở xích đạo quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt, nhiệt độ không khí nóng. Còn càng về hai cực góc chiếu càng nhỏ nên mặt đất nhận được càng ít nhiệt, nhiệt độ không khí cũng giảm dần về cực.

Câu 4. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế.

B. Áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Vũ kế.

Đáp án: A

Giải thích: Dụng cụ để đo độ ẩm không khí là ấm kế.

Câu 5. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

A. sinh vật.

B. biển và đại dương.

C. sông ngòi.

D. ao, hồ.

Đáp án: B

Giải thích: Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương.

Câu 6. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng.

B. ánh sáng từ Mặt Trời.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Đáp án: B

Giải thích: Mặt Trời là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.

Câu 7. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng

A. tăng.

B. không đổi.

C. giảm.

D. biến động.

Đáp án: C

Giải thích: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng giảm chủ yếu do càng lên vĩ độ cao thì góc chiếu sáng của Mặt Trời càng nhỏ và lượng nhiệt nhận được càng ít nên không khí mặt đất cũng nóng ít hơn.

Câu 8. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.

B. tạo thành các đám mây.

C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.

D. diễn ra sự ngưng tụ.

Đáp án: D

Giải thích: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc hơi lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng thành hạt nước. Hiện tượng đó được gọi là sự ngưng tụ.

Câu 9. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

Đáp án: C

Giải thích: Gió thổi thường xuyên ở đới nóng là gió Tín phong.

Câu 10. Yếu tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người là

A. thổ nhưỡng.

B. địa hình.

C. sông ngòi.

D. khí hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu là nhân tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Lý thuyết Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

Lý thuyết Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà

Lý thuyết Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

1 819 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: