Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1 (Cánh diều): Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
1. Kinh tuyến và vĩ tuyến
* Đường kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.
- Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực, có độ dài bằng nhau.
- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh), đánh số 00.
- Kinh tuyến gốc (00) và kinh tuyến đối diện (1800) chia Địa Cầu thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.
* Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực.
- Các vĩ tuyến đều song song với nhau.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 00.
- Vĩ tuyến gốc chia Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
2. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
- Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
+ Kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Ví dụ: 300Đ.
+ Kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây. Ví dụ: 400T.
- Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
+ Vĩ tuyến ở phía bắc đường xích đạo có vĩ độ bắc. Ví dụ: 200B.
+ Vĩ tuyến ở phía nam đường xích đạo có vĩ độ nam. Ví dụ: 100N.
- Tọa độ địa lí của một điểm: Là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
Câu 1. Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của
A. Mặt Trời.
B. Trái Đất.
C. Sao Thủy.
D. Sao Kim.
Đáp án: B
Giải thích: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Chính vì vậy, quả Địa cầu được sử dụng rộng rãi trong trường học để giúp chúng ta hiểu được những vấn đề đơn giản thuộc về Trái Đất.
Câu 2. Vĩ tuyến gốc chính là
A. chí tuyến Bắc.
B. Xích đạo.
C. chí tuyến Nam.
D. hai vòng cực.
Đáp án: B
Giải thích: Vĩ tuyến gốc chính là đường Xích đạo và cũng được đánh số 00. Nó chia quả địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
Câu 3. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường
A. vĩ tuyến.
B. chí tuyến Bắc.
C. Xích đạo.
D. chí tuyến Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến đều song song với nhau.
Câu 4. Kinh tuyến Tây là
A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
C. nằm phía dưới xích đạo.
D. nằm phía trên xích đạo.
Đáp án: A
Giải thích: Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.
Câu 5. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
A. 361.
B. 180.
C. 360.
D. 181.
Đáp án: C
Giải thích: Mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến.
Câu 6. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
A. kinh tuyến Đông.
B. kinh tuyến Tây.
C. kinh tuyến 1800.
D. kinh tuyến gốc.
Đáp án: D
Giải thích: Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00 qua đài thiên văn Grin-uýt nước Anh.
Câu 7. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở
A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Đáp án: D
Giải thích: Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ.
Câu 8. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
A. 00.
B. 300.
C. 900.
D. 1800.
Đáp án: A
Giải thích: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng 00.
Câu 9. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Đáp án: A
Giải thích: Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.
Câu 10. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Đáp án: C
Giải thích: Vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ
Lý thuyết Bài 3: Lược đồ trí nhớ
Lý thuyết Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Lý thuyết Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án