Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10 (Cánh diều): Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núingắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 723 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

1. Quá trình nội sinh

- Khái niệm: Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

- Nguyên nhân: Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.

+ Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ.

+ Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...

- Biểu hiện: Quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...

- Kết quả: Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Cánh diều (ảnh 1)

2. Quá trình ngoại sinh

- Khái niệm: Là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất.

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời.

- Biểu hiện

+ Phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ cho khác.

+ Thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.

- Kết quả

+ Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.

+ Hình thành nên các dạng địa hình độc đáo.

+ Xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Cánh diều (ảnh 1)

3. Hiện tượng tạo núi

Quá trình tạo núi là kết quà tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lực sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Cánh diều (ảnh 1)

Mô phỏng hiện tượng tạo núi

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu 1. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Đáp án: A

Giải thích: Man-ti là lớp áo dày, vật chất chủ yếu là sắt, ni-ken và si-lic ở trạng thái rắn.

Câu 2. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi.

B. Miệng.

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

Đáp án: A

Giải thích: Các bộ phận của núi lửa là mắc-ma, dung nham, ống phun, miệng và miệng phụ.

Câu 3. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích: Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp. Đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và lõi (nhân) Trái Đất.

Câu 4. Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.

B. Á - Âu.

C. Nam Mĩ.

D. Nam Cực.

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam nằm trên lục địa Á - Âu.

Câu 5. Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?

A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.

B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.

C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.

Đáp án: C

Giải thích: Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp, đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (hay còn gọi là lõi).

Câu 6. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Địa Trung Hải.

Đáp án: B

Giải thích: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 7. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ Trái Đất chỉ có độ dày từ 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương nhưng ở những khu vực có các khối núi cao đồ sộ trong lục địa, vỏ Trái Đất dày đến 70km.

Câu 8. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Đáp án: D

Giải thích: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 9. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

A. cẩm thạch.

B. ba dan.

C. mác-ma.

D. trầm tích.

Đáp án: D

Giải thích: Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (Ví dụ: Đất sét, đá cát, đá vôi,…).

Câu 10. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.

C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

D. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.

Đáp án: A

Giải thích: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40 000km.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió

Lý thuyết Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Lý thuyết Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

1 723 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: