Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 87 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 87 Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 87.

1 350 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo): Thực hành tiếng Việt trang 87

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng đinh và câu phủ định.

- Viết được đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng đinh và câu phủ định.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất

- Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú, linh hoạt, uyển chuyển trong cách cách sử dụng các kiểu câu trong Tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS

SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” thời gian 5 phút, GV đặt câu hỏi.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm với nội dung xoay quanh các ví dụ về các kiểu câu. HS bằng sự hiểu biết của mình sẽ nhận biết hoặc đoán các đáp án đúng.

Câu 1: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

A. Để hỏi

B. Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

C. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả

D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2: Câu trần thuật sau dùng để làm gì?

“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương”

A. Kể

B. Miêu tả

C. Thông báo

D. Nhận định

Câu 3: Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:

A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.

B. Có các từ nghi vấn.

C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.

D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 4: Câu nào là câu nghi vấn?

A. Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.

B. Con có nhận ra con không?

C. Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.

D. Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.

Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán?

A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.

C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.

D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.

Câu 6: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán:

A. Thương thay cũng một kiếp người!

B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!

D. Một người đã khóc vì chót lừa một con chó.

Câu 7: Đâu là chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để bộ lộ cảm xúc.

B. Dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh

C. Dùng để hỏi.

D. Dùng để kể.

Câu 8: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

C. Bỏ rác đúng nơi quy định.

D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

D. Là câu có ngữ điệu phủ định.

- HS trả lời bằng cách chọn đáp án đúng.

- GV dẫn dắt chuyển sang bài mới.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Đọc các câu hỏi và thực hiên yêu cầu.

- HS chọn đáp án đúng.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày.

- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Dẫn dắt vào kiến thức về các kiểu câu sẽ học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu: 

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng đinh và câu phủ định.

- Viết được đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng đinh và câu phủ định.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 87 Chân trời sáng tạo

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Hoàng Lê nhất thống chí

Giáo án Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Giáo án Đại Nam quốc sử diễn ca

Giáo án Bến nhà rồng năm ấy

Giáo án Viết bài văn kể lại một chuyến đi

1 350 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: