Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo 2024): Ôn tập cuối học kì 1

Với Giáo án Ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập cuối học kì 1.

1 748 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập cuối học kì 1

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hệ thống lại các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn bản.

- Đặc điểm hình thức và nội dung của thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản nghị luận, truyện cười, hài kịch.

2. Về năng lực

- Năng lực nhận diện các đặc điểm của các kiểu văn bản đã học, kĩ năng các kiểu bài viết.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

3. Về phẩm chất

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã học những nội dung nào trong học kì 1 ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

1-2 HS trả lời câu hỏi, nhóm trưởng báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà của các thành viên trong nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.

- Viết tên bài học, thực hành ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

- GV chia nhóm:

+ Nhóm 1: Hoàn thành câu hỏi phần ĐỌC

+ Nhóm 2: Hoàn thành câu hỏi phần TIẾNG VIỆT

+ Nhóm 3: Hoàn thành câu hỏi 1, 2 phần VIẾT

+ Nhóm 4: Hoàn thành câu hỏi 1, 2, 4 phần NÓI VÀ NGHE

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

I. ĐỌC

1. Nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B:

1 – d; 2 – c; 3 – e; 4 – a; 5 – b

2. Chọn một văn bản tiêu biểu cho mỗi thể loại đã học trong HKI để hoàn thành bảng sau:

3. Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được ở học kì I về việc đọc hiểu văn bản theo một số thể loại cụ thể.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

- GV chia nhóm:

+ Nhóm 1: Hoàn thành câu hỏi phần ĐỌC

+ Nhóm 2: Hoàn thành câu hỏi phần TIẾNG VIỆT

+ Nhóm 3: Hoàn thành câu hỏi 1, 2 phần VIẾT

+ Nhóm 4: Hoàn thành câu hỏi 1, 2, 4 phần NÓI VÀ NGHE

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

I. ĐỌC

1. Nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B:

1 – d; 2 – c; 3 – e; 4 – a; 5 – b

2. Chọn một văn bản tiêu biểu cho mỗi thể loại đã học trong HKI để hoàn thành bảng sau:

(Bảng 1 – HỒ SƠ DẠY HỌC)

3. Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được ở học kì I về việc đọc hiểu văn bản theo một số thể loại cụ thể.

(Bảng 2 – HỒ SƠ DẠY HỌC)

II. TIẾNG VIỆT

1. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu

a. Đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên là: Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trong với cấu trúc cơ thể của chúng ta.

c. Tìm từ Hán Việt:

- Thân thể: thân mình. Chỉ chung mình mẩy chân tay của một người.

- Hài hòa: phối kết phù hợp và cân đối, hòa thuận nhịp nhàng.

- Khôi phục: Cái gì đã mất mà lấy lại được, làm cho việc gì trở lại như vốn có, như trước đó gọi là “khôi phục”.

2. Xác định từ ngữ địa phương, thán từ

a. Từ miệt là từ ngữ địa phương, được dùng để chỉ “vùng,
miền, thường không lớn lắm”.

b. Trong bài ca dao, “ơi” là thán từ, dùng để gọi một cách thân mật, thân thiết.

3. Xác định từ tượng thanh, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

a. Trong câu tục ngữ, từ tượng thanh uôm uôm có tác dụng mô phỏng âm thanh của tiếng ếch kêu.

b. Nghĩa tường minh của câu tục ngữ: Khi ếch kêu uôm uôm thì ao chuôm đầy nước.

Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ: Ếch kêu uôm uôm là dấu hiệu báo trời sắp mưa. Câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm của dân gian về thời tiết.

III. VIẾT

1. Điền thông tin về một số kiểu bài viết vào bảng sau:

(Bảng 3 – HỒ SƠ DẠY HỌC)

2. Ở học kì I của lớp 8, em được tiếp tục rèn luyện một số kiểu bài viết đã học ở lớp 6 và lớp 7. Đó là những kiểu bài như: viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do, viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội, viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. So với những lớp trước, ở học kì này, em đã học thêm được cách triển khai chi tiết nội dung, cách trình bày và hiểu được cách làm bài văn sâu hơn các kì trước.

IV. NÓI VÀ NGHE

1. Liệt kê những nội dung thực hành nói và nghe mà em đã trải nghiệm ở mỗi bài học của học kì I. Trong những nội dung ấy, em có ấn tượng với trải nghiệm ở bài học nào nhất?

Những nội dung thực hành nói và nghe:

- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

- Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

- Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

2. Việc nghe tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác và nghe nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó có điểm gì giống và khác nhau

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Ôn tập cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Những gương mặt thân yêu

Giáo án Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên

Giáo án Bài 3: Sự sống thiêng liêng

Giáo án Bài 4: Sắc thái của tiếng cười

Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch)

1 748 05/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: